Cảnh báo khí hư bất thường khi mang thai

14:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ thấy khí hư xuất hiện nhiều hơn. Viêm âm đạo do vi khuẩn gây tăng nguy cơ sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và viêm vùng chậu.

Khi mang thai khí hư có gì bất thường?

Theo Trí thức trẻ, khí hư là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ thấy khí hư xuất hiện nhiều hơn. Điều này cũng là bình thường. Nguyên nhân khiến khí hư xuất hiện nhiều khi mang thai bao gồm: thay đổi hormone, khí hư xuất hiện nhiều để ngăn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào do khung xương chậu và thành tử cung thời gian này mềm hơn...

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng sau đây trong thai kì, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến em bé nếu để lâu:

- Ra nhiều khí hư có mùi hôi và có màu sắc khác thường: Bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm âm đạo nên bạn cần sớm đi kiểm tra.

- Khí hư có mùi chua, sủi bọt, khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám: Đây có thể là biểu hiện của chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Những tuần cuối của thời kỳ mang thai, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo một số vệt hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm.

Nếu gặp những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám để được điều trị bệnh. Nhiều trường hợp, vì chần chừ hoặc ngại ngần khám, điều trị mà các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm ở sản phụ tăng nặng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

-1

Để giảm sự khó chịu do khí hư xuất hiện nhiều, bạn nên vệ sinh vùng kín, thay quần chip 2 lần/ngày, tránh dùng các loại quần bằng chất liệu nylon bó sát cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý khi dùng xà bông hoặc các dung dịch vệ sinh để đảm bảo an toàn, tránh thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ dễ tác động tới tử cung, đe dọa an toàn của thai nhi.

Bệnh viêm nhiễm đường sinh sản khi mang thai

Sức khỏe & đời sống cho biết, bất kỳ bệnh viêm nhiễm nào liên quan đến đường sinh sản đều được gọi chung là bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, chủ yếu gặp 3 loại viêm nhiễm, đó là: viêm nhiễm cơ quan sinh sản trong; viêm nhiễm do điều trị và viêm nhiễm qua đường tình dục.

Viêm nhiễm cơ quan sinh sản trong là hậu quả của sự phát triển quá mức của các vi khuẩn thường ở bên trong âm đạo, bệnh dễ dàng được chữa khỏi. Viêm nhiễm do điều trị là bệnh lây truyền từ các thủ thuật lâm sàng không đảm bảo vệ sinh như nạo phá thai, đặt vòng hay trong quá trình sinh đẻ. Đáng lưu ý nhất là nhóm bệnh thứ 3 – bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nhiễm khuẩn âm đạo không được coi là STI, nhưng là một bệnh khá phổ biến ở những phụ nữ có sinh hoạt tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo là kết quả của việc thay thế lactobacilli H2O2 bình thường trong âm đạo bằng các vi khuẩn kỵ khí Mobiluncus sp. và Gardnerella vaginalis, nguyên nhân phổ biến gây tiết dịch âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nhưng 50% bệnh nhân có thể không có triệu chứng. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây tăng nguy cơ sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và viêm vùng chậu.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những phương pháp giải độc tự nhiên cho cơ thể
-3 Cảnh báo bệnh tật qua mồ hôi trên cơ thể
-4 Cảnh báo khuôn làm giò bằng inox gây ngộ độc
-5 Hỏi - đáp về chứng thiếu máu ở trẻ em?

Theo GDVN

Comments