Chứng đái dầm

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị đái dầm. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh đái dầm.

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm.

Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ ngủ trên giường khô ráo, đây là dạng đái dầm týp 1 (primary nocturnal enuresis: đái dầm ban đêm tiên phát).

Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng đái dầm được 6 tháng, rồi lại đái dầm trở lại, là dạng đái dầm týp 2 (secondary nocturnal enuresis: đái dầm ban đêm thứ phát).

Có tới 2-5% trẻ em đã lớn rồi, ở tuổi vị thành niên, vẫn còn đái dầm.

Nguyên nhân đái dầm

Theo Sức khỏe & đời sống, hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân về thể chất:

Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thần kinh; động kinh vào ban đêm...Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.

-1

2. Nguyên nhân về cảm xúc:

- Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo...

- Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.

- Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.

- Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng.

- Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.

Triệu chứng, biểu hiện đái dầm

Vnexpress cho biết:

Bị căng thẳng tâm lý.

- Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.

- Đi tiểu thường xuyên, bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).

- Đi tiểu són. Con gái thường ngồi đè lên chân hay chân ngồi bắt chéo để chặn đường tiểu. Còn con trai thì lấy tay bụm lại.

- Đi tiểu nhiều, giảm cân (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).

- Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).

Biến chứng của chứng đái dầm

Trẻ bị bệnh tâm lý ít ảnh hưởng tới đái dầm. Nhưng ngược lại, đái dầm gây nhiều ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Ví dụ như phụ huynh than phiền rằng, con cái đái dầm gây phiền hà cho mọi người. Hoặc người trong gia đình đổ lỗi cho nhau vì con cái đái dầm. Đôi khi phụ huynh còn trừng phạt con em vì tội đái dầm...

Lớn hơn 10 tuổi mà còn bị đái dầm, trẻ em thường bị chứng bệnh tâm lý, ví dụ như: trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất thường, khó chịu, vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình.

Phòng ngừa đái dầm

Trị liệu tâm lí:

- Liệu pháp nâng đỡ: trang bị kiến thức cho gia đình như: đái dầm không phải do trẻ cố ý mà chỉ đơn giản là do trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Động viên, thông cảm, tránh chê bai và đánh mắng trừng phạt trẻ. Tạo cho trẻ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng. Điều này cũng đã đem lại hiệu quả cho một số trường hợp ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

- Kết hợp với gia đình và nhà trường loại trừ các yếu tố tâm lý gây đái dầm.

- Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối.

- Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.

- Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình.

- Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần.

- Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm với thái độ dịu dàng.

- Tập luyện bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.

Tham khảo thuốc:

Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Thoái hóa khớp hay gặp ở phụ nữ
-3 Nhức đầu ở hai bên thái dương là bệnh gì?
-4 Những lý do nên ăn sáng
-5 Triệu chứng từng loại bệnh nhức đầu

Theo GDVN

Comments