Dáng đi chuẩn khi mang thai cho mẹ bầu
(Giúp bạn)Mẹ bầu vẫn cần lưu ý dáng đi chuẩn khi mang thai để cơ thể không bị đau nhức, giảm thiểu các áp lực về trọng lượng lên một số bộ phận như lưng, hông, đầu gối, bàn chân…
Việc đi đứng của mẹ bầu khi mang thai có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi
Theo Trí thức trẻ, những lưu ý về dáng đi chuẩn khi mang thai sẽ rất hữu ích cho mẹ bầu. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ bầu dần dần tăng lên và một số bộ phận cơ thể bắt đầu phải chịu đựng áp lực. Việc đi đứng khi mang thai cơ bản không mang lại gì phiền toái cho các mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý dáng đi chuẩn khi mang thai để cơ thể không bị đau nhức, giảm thiểu các áp lực về trọng lượng lên một số bộ phận như lưng, hông, đầu gối, bàn chân…
Dưới đây là một số lưu ý rất hữu ích để mẹ bầu tham khảo về dáng đi khi mang thai và có những điều chỉnh phù hợp với mình. Chúc các mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh và nhiều niềm vui.
Hình vẽ phân biệt dáng đi đúng - sai của bà bầu
Trong 9 tháng thai kỳ, việc vận động, đi bộ cần thiết cho các mẹ bầu. Đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, các cơ vòm bụng săn chắc hơn, đồng thời hạn chế bớt nguy cơ làm biến dạng các ven.
Tuy nhiên, khi cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 - 10 phút. Khi mang thai, mẹ bầu nên đi giầy thấp và vừa chân.
Dù bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng đừng lười biếng và ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đứng lên, đi lại một chút để kích thích tuần hoàn máu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên đứng một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng bạn nên ngồi xuống ghế, đặt chân lên một cái ghế thấp để giúp máu lưu thông tốt hơn và lưng sẽ được thư giãn.
Khi đứng mẹ bầu nên tìm cho mình một tư thế kết hợp cả những bài tập cho nhóm cơ. Ví như: bấm các ngón chân thật chặt, sau đó thả lỏng chúng; đứng kiễng chân và chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân khác…
Đứng nhiều khi mang bầu ảnh hưởng đến thai nhi
Báo Phụ nữ TP.HCM cho biết thêm, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan) cho biết, điều kiện công việc buộc phụ nữ phải đứng nhiều trong thời gian mang thai có thể tác động đến sự tăng trưởng của bào thai, khiến thai nhi chậm phát triển.
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách theo dõi quá trình mang thai trên 4.680 thai phụ có đi làm ở Hà Lan trong 4 năm. Các chuyên đã gia yêu cầu các thai phụ trả lời bảng câu hỏi về yêu cầu cũng như tính chất của công việc đang làm, trong đó ghi nhận có 38,5% thai phụ làm các công việc đòi hỏi phải đứng nhiều giờ liền, như thợ làm tóc, nhân viên bán hàng, giáo viên mầm non... Song song đó, họ cũng theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ bằng biện pháp siêu âm và đánh giá lại sự tăng trưởng của em bé lúc mới chào đời.Kết quả cho thấy, mặc dù sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều nhưng con của các bà mẹ thường xuyên đứng lâu trong khi làm việc có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 1 cm so với trẻ bình thường. Không chỉ vậy, những bà mẹ làm việc hơn 25 giờ/tuần cũng sinh con nhẹ cân hơn từ 148-198g. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân khiến thai nhi không phát triển toàn diện là vì việc đứng lâu nói riêng và những công việc nặng nhọc nói chung làm giảm lượng máu đến tử cung và nhau thai, khiến lượng ôxy và dưỡng chất cung cấp cho thai nhi cũng sụt giảm.
Từ nghiên cứu trên, Tiến sĩ Jill Rabin, bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế thuộc Viện nghiên cứu North Shore Long Island Jewish (Mỹ), khuyến cáo thai phụ khi đi làm tốt nhất nên phân bổ hợp lý thời gian ngồi và đứng, bởi đứng quá lâu có thể ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho thai nhi, nhưng ngồi suốt lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu khó đông ở trẻ sau này.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9: Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Phùng Nguyễn
Theo GDVN