Đau bụng kinh và những điều cần biết

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Đau bụng kinh đơn giản là một thuật ngữ y học đối với sự co thắt khi có kinh, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới ở nhiều phụ nữ chỉ trước và trong thời gian có kinh.

Theo Sức khỏe & đời sống, đau bụng kinh có thể nguyên phát hoặc thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát gồm những bất thường phi thể chất. Cái gọi là các cơn đau bình thường này tác động tới 50-90% số phụ nữ ở lứa tuổi có kinh. Đau bụng kinh nguyên phát thường khởi phát 3 năm sau khi trẻ gái bắt đầu có kinh.

Đau bụng kinh thứ phát gồm nguyên nhân thể chất, như viêm nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát, có một vài cách làm dễ chịu hơn. Cũng có thể dễ chịu khi biết rằng cơn đau có xu hướng giảm cường độ theo tuổi của bạn và thường mất sau khi bạn có thai. Với đau bụng kinh thứ phát, giải quyết cơn đau bằng cách điều trị nguyên nhân.

Triệu chứng, biểu hiện đau bụng kinh

Phần lớn phụ nữ bị đau bụng kinh một vài lần trong đời. Cơn đau trở nên khó điều trị khi chúng đủ nghiêm trọng để hạn chế công việc hằng ngày của bạn.

Nếu đau bụng kinh nguyên phát, cơn đau thường khởi phát trong vòng 3 năm sau khi bắt đầu có kinh. Chúng có thể kéo dài qua lứa tuổi 20 hoặc cho tới khi sinh con; sau đó chúng giảm cường độ hoặc hết hoàn toàn, không rõ lý do. Với đau bụng kinh thứ phát, cơn đau có thể bắt đầu hoặc trở lại vào giai đoạn cuối đời, nhưng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào khi bạn có kinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng kinh, nguyên phát hoặc thứ phát, có thể gồm:

- Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới.

- Đau lan ra lưng dưới và đùi.

Các dấu hiệu và triệu chứng ít gặp bao gồm:

- Buồn nôn và nôn

- Phân lỏng

- Ra mồ hôi

- Hoa mắt

Chẩn đoán đau bụng kinh

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và khám thực thể, bao gồm khám vùng tiểu khung. Trong quá trình khám tiểu khung, bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường về bộ phận sinh dục và biểu hiện nhiễm trùng.

Để loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng hoặc phát hiện nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát, bác sĩ có thể cần làm các xét nghiậm chẩn đoán, như:

- Các xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm không xâm lấn có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường trong vùng tiểu khung bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Soi ổ bụng. Thủ thuật ngoại khoa này giúp bác sĩ quan sát vùng tiểu khung bằng cách tạo một đường rạch nhỏ trên bụng và đưa ống mềm có gắn camera nhỏ vào.

- Soi tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ luồn một dụng cụ qua âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra cổ tử cung và bên trong tử cung.

-1

Điều trị đau bụng kinh

Với đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị nguyên nhân chính. Tùy theo nguyên nhân, điều trị có thể bao gồm kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật để cắt bỏ u xơ hoặc polyp.

Có thể giảm khó chịu do đau bụng kinh bằng cách dùng thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) không cần kê đơn, như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, và các thuốc khác) hoặc naproxen (Aleve, Anaprox).

Các chiến lược tự điều trị cũng có thể giúp giảm bớt khó chịu. Với bí kinh nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc tránh thai đường uống liều thấp để ngăn rụng trứng có thể giảm sản sinh prostaglandin và do đó làm bí kinh nghiêm trọng hơn.

Biến chứng đau bụng kinh

Biến chứng của đau bụng kinh thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân. Thí dụ, viêm tiểu khung có thể gây sẹo ống dẫn trứng và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Sẹo cũng có thể gây chửa ngoài tử cung, ở đó trứng đã thụ tinh nằm tại ống dẫn trứng chứ không qua ống này để làm tổ trong tử cung, hoặc lưu lại ở bất cứ nơi nào ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung, các nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát khác, có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Đau bụng kinh có thể gây vô sinh

Đời sống Pháp luật dẫn lời bác sĩ Dương Phương Mai, Bệnh viện Từ Dũ, tình trạng đau bụng xảy ra khi hành kinh là do đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này, chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh.

Ngoài ra, bác sĩ Mai còn khuyến cáo, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang, thậm chí là buồng trứng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng.

Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng...Không chỉ thế, đây còn có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong. Vì thế, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài không chịu được thì nên đi khám sản phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân;  khi đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.

Tham khảo thuốc:

Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Làm gì khi trẻ nghiến răng khi ngủ?
-3 Ngủ mở mắt: Tật hay bệnh lý?
-4 Phương pháp thụ tinh từ ADN của 3 người
-5 Bà bầu có được uống thuốc Diflunisal không?

Theo GDVN

Comments