Dấu hiệu nhận biết một số bệnh thần kinh ở trẻ

14:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh về thần kinh ở trẻ thường rất khó nhận dạng nhưng nếu nhận biết được những dấu hiệu đó, phụ huynh sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình đối diện và vượt qua.

Theo thông tin trên trang điện tử của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trên tạp chí Pediatrics, các nhà nghiên cứu vừa công bố một danh sách gồm 11 dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết để cha mẹ và những người khác trong cộng đồng phát hiện những rối loạn tâm thần ở trẻ.

Theo Tiến sĩ Peter S.Jensen tại Mayo Clinic “Nhiều người bối rối không biết con của họ có vấn đề gì không? ”Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp bậc cha mẹ phân biệt được những hành vi bình thường của tuổi thơ ấu và triệu chứng thực sự của bệnh tâm thần bằng một danh sách.

Để lập ra danh sách này, nhóm nghiên cứu đã xem lại các công trình về sức khỏe tâm thần liên quan đến hơn 6000 trẻ, và bảo đảm những triệu chứng trong danh sách có thể giúp nhận biết một số rối loạn sức khỏe tâm thần của trẻ.

Dấu hiệu cảnh báo

- Cảm thấy buồn hay tỏ vẻ lãnh đạm trong thời gian từ 2 tuần trở lên.

- Thực sự cố gắng làm đau bản thân hay tự tử, hay có kế hoạch làm như thế.

- Đột nhiên bị chìm trong sợ hãi mà không có lý do, đôi khi tim đập nhanh hay thở gấp.

- Tham gia nhiều vụ tấn công, có sử dụng vũ khí, hay rất muốn làm đau người khác.

- Hành vi nghiêm trọng, mất kiểm soát, có thể gây tổn thương cho bản thân hay cho người khác.

- Không ăn, vứt bỏ thức ăn hay sử dụng thuốc để xuống cân

- Nhiều lo lắng hay hoảng sợ xen vào những hoạt động hàng ngày.

- Cực kỳ khó tập trung hay khó giữ yên lặng dẫn đến những nguy hiểm cho cơ thể hay thất bại trong việc học.

- Liên tiếp sử dụng ma túy hay rượu.

-Tâm tính thay đổi đột ngột, gây rắc rối trong các quan hệ.

- Thay đổi lớn lao trong hành vi hay nhân cách.

Dạng bệnh thần kinh thường gặp ở trẻ

Rối loạn lo âu: Theo Phụ nữ Online, trẻ mắc bệnh này thường có tâm trạng lo âu kéo dài và gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

Tăng sinh hiếu động: bệnh gây ra một số triệu chứng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, trẻ thường hiếu động quá mức và có hành vi mang tính chất bốc đồng.

Tự kỷ: thuộc nhóm bệnh có vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển ở trẻ em, thường là trước ba tuổi. Dù nhiều triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhưng trước hết bệnh gây ảnh hưởng  đến khả năng giao tiếp và tương tác với xã hội của người bệnh.

Chứng rối loạn ăn uống: như biếng ăn tâm thần, ăn uống không điều độ, trẻ luôn bị ám ảnh bởi thức ăn và gây nên tình trạng thiếu tập trung.

Rối loạn trạng thái: gồm những bệnh như ức chế, trạng thái lưỡng cực. Chúng khiến tâm trạng trẻ thay đổi liên tục hoặc lúc nào cũng cảm thấy buồn bực.

Tâm thần phân liệt: là chứng bệnh thần kinh kéo dài, khiến trẻ mất sự kết nối với hiện thực.

Một số dấu hiệu bệnh:Thay đổi tâm trạng: Trẻ có cảm giác buồn rầu hoặc luôn trong tư tưởng thoái lui và kéo dài ít nhất hai tuần. Chúng gây ra những rắc rối trong các mối quan hệ của trẻ ở nhà và ở trường.

Xúc động mạnh: trẻ sợ hãi không lý do, thường kèm theo tim đập nhanh và thở mạnh. Nỗi lo này ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày của trẻ.

Những thay đổi trong hành vi: bao gồm các thay đổi mạnh mẽ trong hành vi hoặc tính cách như những thái độ cư xử ngoài tầm kiểm soát. Thường xuyên đánh nhau, thích sử dụng vũ khí và thích gây thương tích cho người khác.

Khó tập trung: những dấu hiệu cho thấy trẻ thường “có vấn đề” trong việc tập trung hoặc ngồi yên. Cả hai đều có thể dẫn đến việc thể hiện không tốt ở trường học.

Giảm cân một cách khó hiểu: bỗng nhiên trẻ mất cảm giác ngon miệng, thường buồn nôn hoặc sử dụng thuốc nhuận trường. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống.

Tổn thương về thể chất: sự bất thường về thần kinh có thể dẫn đến suy nghĩ như tự làm tổn thương, thậm chí là tự sát.

Lạm dụng một chất nào đó: nhiều trẻ sử dụng thuốc hoặc rượu để giải quyết những cảm xúc của chúng.

Tham khảo thuốc: Thuốc Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Kích thích ăn ngon: Cung cấp kẽm, lysin, taurin và các khoáng chất cần thiết kích thích vị giác giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Bệnh ho khan
-2 Bài thuốc chữa bệnh nha chu
-3 Sâu răng ở trẻ và cách đối phó
-4 Trẻ dậy thì sớm: Cách phòng tránh trẻ dậy thì sớm

Theo GDVN

Comments