Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Dấu hiệu trẻ bị khiếm thính: Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn, sau 6 tháng tuổi trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.

Theo Sức khỏe và Đời sống, thính giác là một trong những cơ quan phát triển tương đối đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ không nghe được, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không nói được, dân gian hay gọi là điếc câm, trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời bé.

Thính giác là một trong những cơ quan phát triển tương đối đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ không nghe được, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không nói được, dân gian hay gọi là điếc câm, trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.

Điều này ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời bé. Khi 3 - 4 tháng tuổi, cổ của bé đã cứng cáp, bé có thể ngóc đầu lên được, thì khi có âm thanh ở hướng nào bé quay đầu theo hướng đó để tìm. 7 – 8 tháng tuổi, bé bắt đầu ê, a.

Đó là những âm tự nhiên phát ra của thanh quản mà trẻ nào cũng có, dù là trẻ nghe bình thường hay trẻ khiếm thính. Khi nghe, bé phát ra những âm “a…a…a” đầu tiên, ba mẹ và ông bà rất mừng vì nghĩ rằng bé đã biết gọi ba, gọi bà.

Và mình hay khuyến khích bé lặp lại như: gọi ba đi con, gọi bà đi con, ba nè, bà nè… Những từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối với trẻ có thính giác bình thường, bé sẽ chỉnh từ những âm “a…a…a” đó thành “ba, bà, măm măm…” Và như vậy, những từ đầu tiên của bé đã hình thành.

Nguyên nhân gây mất thính lực tạm thời ở trẻ nhỏ

- Ráy tai quá dày.

- Các nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng khác như viêm màng não, sởi, quai bị hay ho gà.

- Chấn thương nghiêm trọng ở đầu.

- Thủng màng nhĩ.

- Bị vật lạ xâm nhập (như hạt đậu hay đầu bông ngoáy tai) bị kẹt trong tai.

- Thừa chất nhày trong vòi nhĩ do cảm lạnh.

- Viêm/nhiễm trùng tai giữa.

Nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ

- Tiền sử gia đình bị bệnh điếc do di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.

- Nhiễm trùng trong quá trình mang thai (sởi hay các bệnh do virus khác).

- Tổn thương như chấn động hay nứt hộp sọ.

10 dấu hiệu trẻ bị mất thính lực

1. Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn.

2. Sau 6 tháng trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.

3. Tới một tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta.

4. Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

5. Biểu hiện chỉ nghe được một vài âm thanh (không phải mọi âm thanh).

6. Nói có tiếng ồn trong tai (ù tai).

7. Không nói rõ ràng.

8. Không làm theo hướng dẫn, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

9. Thường xuyên hỏi lại “sao, hả, cái gì”.

10. Hay bật tivi to.

Cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.

Tham khảo thuốc: Otipax

Giảm đau tại chỗ, đặc biệt trong: Viêm tai giữa cấp trong giai đoạn sung huyết. Viêm tai chấn thương do khí áp. Viêm tai dạng phồng nước do siêu vi cúm.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Thực phẩm thay thế đường trong bữa ăn
-2 Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú
-3 Trị cước tay chân mùa đông
-4 Biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Theo GDVN

Comments