Xạ trị gia tốc điều trị cho trẻ em bị ung thư

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Xạ trị gia tốc để điều trị bệnh ung thư ở trẻ dưới 15 tuổi kết hợp với các phương pháp khác như: phẫu thuật và hóa chất là an toàn, hiệu quả.

Ung thư trẻ em là bệnh lý không thường gặp, nhưng là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em tại các nước phát triển. Theo BS. Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, điều trị ung thư ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí tổn thương, giai đoạn bệnh, sức khỏe của trẻ.

Biểu hiện bệnh đa dạng

Theo Sức khỏe và đời sống, ước tính trên toàn thế giới, hàng năm có hơn 175.000 trẻ em mắc bệnh và tỉ lệ tử vong khoảng 96.000 trẻ em mỗi năm. Ung thư phổ biến nhất ở trẻ em gồm: ung thư máu, khối u nội sọ và ung thư hệ bạch huyết.

Một số bệnh ung thư thường gặp khác như: U wilms, u nguyên bào thần kinh, sarcoma…Nguyên nhân vẫn chưa được rõ trong khi bệnh thường gặp ở nhóm tuổi từ 1 - 4 tuổi.

Kết quả nghiên cứu 63 bệnh nhân với chẩn đoán bị có chỉ định xạ trị gia tốc tại Bệnh viện Bạch Mai (từ tháng 7/2009 đến 7/2013), các biểu hiện lâm sàng đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tổn thương, vị trí và giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị u não thì triệu chứng hay gặp là đau đầu chiếm 92,5%, buồn nôn và nôn là 85%, các dấu hiệu thần kinh khu trú: 40%...

Với bệnh nhân bị sarcoma, triệu chứng lâm sàng thường gặp là hội chứng thiếu máu chiếm 85,7%, 42,9% đau xương, 42,9% hạn chế vận động…

Với u wilms, triệu chứng cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu gặp triệu chứng đau vùng hố thắt lưng (75%), đái máu (50%) và tự sờ thấy khối u bụng (37,5).

Phương pháp cơ bản an toàn, hiệu quả

Theo BS. Mai Trọng Khoa, xạ trị gia tốc cùng với phẫu thuật và hóa trị là những phương pháp điều trị cơ bản các bệnh ung thư ở trẻ em. Trong những năm gần đây, với sự ra đời của máy xạ trị gia tốc đã giúp giải quyết những trường hợp khó không phẫu thuật được hoặc điều trị bổ trợ, điều trị triệt căn, mang lại thời gian và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

-1

(Ảnh minh họa)

BS. Mai Trọng Khoa, cho biết tùy theo bệnh, giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh mà bệnh nhân có chỉ định xạ trị triệt căn, xạ trị bổ trợ. Tuy nhiên, xạ trị ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, trẻ cần phải được cố định khi chụp mô phỏng và trong quá trình xạ trị.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ tuổi (dưới 6 tuổi) rất khó để bảo trẻ nằm yên được. Đa số các bệnh nhi, các bác sĩ đều cho trẻ làm quen với các phòng máy, tập cho trẻ chơi với không gian xung quanh phòng chiếu xạ...

Tất cả bệnh nhân trước khi điều trị được hội chẩn hội đồng gồm có các bác sĩ chuyên khoa nhi, ngoại thần kinh, nội thần kinh, ung thư, chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, giải phẫu bệnh, tai mũi họng.

Thêm một trung tâm xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Trao đổi trên Vnexpress, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Tổng giám đốc bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, với hệ thống thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, Trung tâm dịch vụ xạ trị Vinmec tăng thêm cơ hội điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Trung tâm trang bị máy xạ trị gia tốc tuyến tính Varian Clinac iX, có khả năng vừa quay vừa xạ, tối ưu hiệu quả điều trị bằng cách thu hẹp vùng ảnh hưởng của tia xạ, làm giảm tác dụng phụ, bảo vệ mô lành và tập trung toàn bộ tia xạ vào trọng tâm khối u. Ngoài ra, còn có máy CT-SIM hỗ trợ chẩn đoán chính xác hình ảnh.

Vận hành các thiết bị là đội ngũ bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực ung bướu được đào tạo ở nước ngoài. Trung tâm cũng hợp tác với Mỹ, các bệnh viện, trường đại học uy tín trên thế giới về xạ trị, hóa trị liệu, cập nhật các phương pháp hiện đại có hiệu quả cao.

Cùng với đơn vị phẫu thuật ngoại khoa, điều trị hóa chất, liệu pháp tế bào miễn dịch, ghép tế bào gốc và trung tâm xạ trị mới thành lập, khoa Ung bướu Vinmec nâng cao hiệu quả điều trị ung thư bằng cách phối hợp xạ trị, hóa trị, tăng cường tế bào miễn dịch và phẫu thuật.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được áp dụng các chương trình điều trị giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng, chăm sóc dinh dưỡng và tâm lý để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ
-3 Ăn nhiều thịt đỏ chính là tác nhân dẫn tới ung thư
-4 Rối loạn đường tiểu thường gặp ở những người mắc bệnh về thần kinh
-5 Rối loạn đường tiểu ở thai phụ


Theo GDVN

Comments