Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi là yếu tố thuận lợi để bụi bẩn với rất nhiều vi khuẩn bám vào da khiến cho da trẻ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh ngoài da nhất là nhiễm trùng da.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng da

Theo trang thông tin điện tử của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, nhiễm trùng da có thể gây thương tổn da ở nông hay sâu hay chỉ khu trú ở 1 bộ phận của da như nang lông, tuyến mồ hôi. Các nhiễm trùng da do các vi trùng thông thường còn gọi là viêm da mủ.

Tác nhân gây bệnh hay thường gặp nhất là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, nhưng đa số các trường hợp là có sự hỗn hợp của cả liên cầu và tụ cầu khuẩn.

-1

(Ảnh minh họa)

Viêm da mủ thường gặp ở trẻ có vệ sinh kém, nếu không được điều trị và chăm sóc tốt thì có thể lan nhanh sang các vùng da lành khác và có thể chốc hóa, viêm nang lông, nhọt và chuyển thành viêm mô tế bào rất nguy hiểm.

Nhiễm trùng da sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm

Theo Phụ nữ Online, trường hợp thấy da trẻ có những bóng nước nhỏ, có thể là cháu đang bị bệnh chốc bóng nước (bullous impetigo), đây cũng là một sang thương của bệnh nhiễm trùng da, thuộc nhóm sang thương nhiễm trùng da nông, gây ra bởi Streptococcus nhóm A hoặc S.aureus, hoặc cả hai. Sang thương ban đầu chủ yếu là bóng nước nên được đặt tên là chốc bóng nước, bệnh thường xảy ra ở phòng chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chốc bóng nước là một dạng nhiễm trùng da sơ sinh thường gặp nhất, xảy ra vào cuối tuần đầu hoặc tuần thứ hai sau sinh, biểu hiện bằng những mụn nước hoặc mụn mủ trên nền hồng ban, thường thấy ở vùng quanh rốn, vùng mang tã, nếp nhăn da.

Do sang thương nằm nông nên đường kính sang thương thường bé hơn 1cm. Các sang thương lớn hơn thường mềm và vỡ rồi để lại các vết lở với đáy ướt và đỏ, sau đó sẽ hình thành vảy mỏng bên ngoài. Các sang thương này thường lành nhanh, không để lại sẹo.

Chốc bóng nước khá lành tính, nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh sẽ diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu để vi khuẩn nhân lên tại chỗ kèm sản xuất ngoại độc tố, hoặc để vi khuẩn gây tổn thương lan tỏa. Điều trị cần được khởi đầu sớm, bệnh nhi cần được cách ly chặt chẽ cho đến khi giải quyết ổn các sang thương.

Ở trẻ em thì các nhiễm trùng da ngoài nang lông thường gặp là chốc và viêm kẽ: Bệnh viêm kẽ thường gặp vào mùa nóng ẩm ở những trẻ béo phì và trẻ còn bú. Biểu hiện là các dát màu đỏ hoặc hồng có giới hạn tương đối rõ, có thể nứt, rỉ dịch kèm theo làm bé rất ngứa.

Vị trí thường gặp là ở các nếp da dính vào nhau như vùng sau tai, nếp cổ, nếp khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vúm bẹn, quanh hậu môn,...Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn nhưng cũng có thể là hậu quả của sự cọ xát liên tục do mặc tã quá chật cộng thêm sức nóng và sự ẩm ướt của thời tiết tạo ra.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Dấu hiệu và cách điều trị thiểu ối khi mang thai
-3 Thiểu ối: Nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến thai kỳ
-4 Biến chứng của hội chứng thận hư
-5 Hạt kê trị tỳ vị hư và tiêu hóa kém

Theo GDVN

Comments