Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin

12:43 11/02/2014

(Giúp bạn)Những trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi cọc… đương nhiên thiếu vitamin. Ngoài ra, trẻ còn bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, chất bột đường và các khoáng chất.

Nhiều bà mẹ hay thắc mắc, lo lắng: Tại sao đã cho con ăn uống đầy đủ, các cháu phát triển bình thường nhưng lại hay quấy khóc về đêm, rụng tóc, khô móng, có trẻ ra mồ hôi trộm, da không mịn màng như trẻ khác? Đâu là nguyên nhân gây ra những tình trạng trên ở trẻ?

  • 1

    Thủ phạm là do thiếu vitamin

    Phần lớn nguyên nhân của tình trạng trên chính là do trẻ bị thiếu vitamin, cụ thể thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi nên trẻ tuy ăn uống đầy đủ, tăng cân bình thường nhưng vẫn rối loạn giấc ngủ, quấy khóc về đêm, ra nhiều mồ hôi…Thậm chí, có trẻ bụ bẫm nhưng vẫn còi xương do vitamin D rất ít trong thức ăn, chỉ một ít trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ngay cả trong sữa mẹ, hàm lượng vitamin D cũng rất thấp. Các loại vitamin khác cũng vậy, nhất là vitamin nhóm B và vitamin C cũng rất dễ bị thiếu do trong quá trình nấu nướng, bảo quản thực phẩm, trẻ hay ăn những thực phẩm đóng hộp, những thực phẩm chế biến sẵn.

    Trong các loại vitamin thì vitamin B1 và vitamin C dễ bị phá huỷ nhất, cho nên dù trẻ vẫn lên cân bình thường do được cung cấp đủ năng lượng nhưng vẫn có thể bị thiếu vitamin, ngay cả những trẻ béo phì cũng thiếu vitamin bởi chế độ ăn không cân đối: ăn nhiều chất ngọt, chất béo, ít rau xanh và trái cây chín. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào hấp thu chuyển hoá, cơ địa từng trẻ.

  • 2

    Dấu hiệu phát hiện sớm

    Những trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi cọc… đương nhiên thiếu vitamin. Ngoài ra, trẻ còn bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, chất bột đường và các khoáng chất.

    dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-1

    Với những trẻ không bị suy dinh dưỡng, cân nặng bình thường nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu sau thì cũng có thể bị thiếu vitamin: ngủ không ngon giấc, quấy khóc, thần kinh dễ kích thích, tóc rụng, tóc khô, cứng, dựng ngược; da và niêm mạc biến đổi (khô, xanh, mất độ sáng, viêm da, niêm mạc nhợt, xuất huyết bầm tím dưới da, viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi đỏ, có vết loét, hay chảy máu chân răng, chậm liền sẹo); móng chân, móng tay khô, dễ gãy, sần sùi, trắng bệch, xước móng; giảm cảm giác ăn ngon (biếng ăn, ăn ít); bớt vui vẻ, giảm khả năng tập trung, dễ tổn thương và tăng phản ứng với stress.

  • 3

    Làm gì để phòng ngừa?

    Để đảm bảo đủ vitamin cung cấp cho sự phát triển của trẻ, trong thực đơn phải luôn có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: bột đường (có trong gạo, mì, ngô, khoai); chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ…); chất béo (có trong dầu ăn và mỡ động vật); vitamin, chất khoáng và chất xơ (có trong các loại rau xanh, quả chín), đồng thời trẻ phải không bị rối loạn tiêu hoá hấp thu.

    Trong trường hợp trẻ bị bệnh hoặc có các dấu hiệu thiếu vitamin, có thể bổ sung dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Song cũng chỉ nên uống từng đợt chứ không nên dùng triền miên. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc vì thừa vitamin cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bổ sung vitamin từ thực phẩm vẫn là an toàn nhất, còn bổ sung bằng thuốc có thể ngộ độc, nhất là các loại vitamin tan trong dầu

Comments