Dấu hiệu và sự nguy hiểm của tắc mạch ối

14:52 14/04/2015

(Giúp bạn)Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.

Dấu hiệu lâm sàng tắc mạch ối

Theo Sức khỏe & đời sống, xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu theo trình tự thời gian. Khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút và tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: lú lẫn, mất ý thức và co giật. Trên 80% số trường hợp người bệnh có biểu hiện ngừng tim, ngừng thở trong vài phút đầu tiên. Có đến 50% số trường hợp tử vong ngay trong giờ đầu xuất hiện triệu chứng.

Nếu người bệnh thoát qua được giai đoạn này (khoảng 40% số trường hợp) sẽ có biểu hiện chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung (nếu sau đẻ) và do đông máu rải rác trong lòng mạch. Chảy máu từ tử cung không thể cầm được. Số trường hợp có biểu hiện phù phổi ở giai đoạn này cũng cao.

4 tiêu chuẩn chẩn đoán tắc mạch ối

Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo, chẩn đoán tắc mạch ối khi có đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:

- Tụt huyết áp đột ngột hay ngừng tim;

- Thiếu ôxy cấp tính;

- Bệnh lý đông máu hay chảy máu nặng mà không có các lý giải khác;

- Tất cả xảy ra trong chuyển dạ, mổ lấy thai hay trong vòng 30 phút sau đẻ mà không có lý giải nào khác cho các dấu hiệu này.

-1

Các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán: Xét nghiệm khí trong máu; công thức máu; đông máu; Xquang phổi: thường không tìm thấy dấu hiệu đặc hiệu, có thể quan sát thấy dấu hiệu phù phổi; điện tâm đồ: có thể thấy nhịp tim nhanh, phần ST và sóng T thay đổi.

Chẩn đoán xác định sau cùng là kết quả mổ tử thi (tìm thấy tế bào của thai và thành phần nước ối trong động mạch phổi người mẹ). Chẩn đoán phân biệt với rất nhiều hội chứng khác: tắc mạch do huyết khối, tắc mạch do khí, choáng nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim cấp tính, choáng phản vệ do các nguyên nhân khác nhau, rau bong non hay phản ứng của gây tê vùng.

Nước ối kịch độc khi tràn vào mạch máu mẹ

Kiến thức dẫn lời TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lý giải về việc cấp cứu cho sản phụ tắc mạch ối là rất khó khăn và nguy cấp: "Nước ối là môi trường an toàn cho bé nhưng nếu nước ối đi vào mạch máu, tuần hoàn và cơ thể người mẹ thì nó như bơm một loại tạp chất độc vào.

Trong nước ối có lẫn vô số tạp chất từ các vi chất dinh dưỡng, lông em bé, gây, các lớp màng, các chất dịch, nước tiểu phân su do em bé thải ra... Nước ối đi đến đâu sẽ gây ra tắc mạch đến đó, người mẹ ngay lập tức sẽ sốc phản vệ, ngừng tim, suy hô hấp, tím tái toàn thân, rối loạn đông máu và đông máu nội mạc rải rác sau đó là tử vong nhanh chóng".

Nước ối tác động như một dị vật trong dòng máu và kết quả là giải phóng nhiều chất trung gian nội sinh khác nhau như: histamin, bradykinin, cytokin, prostaglandin, leukotrien, thromboxan... Các chất trung gian này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng của tắc mạch ối, bác sĩ Ánh phân tích thêm.

Cũng theo ông Ánh, tai biến tắc mạch ối có thể xảy ra trong khi sản phụ chuyển dạ, trong khi mổ lấy thai hoặc thậm chí vẫn gặp khi chưa có chuyển dạ, sau đẻ thường hoặc sau mổ. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng tai biến này xuất hiện không nhiều. Tỷ lệ bệnh nhân tắc mạch ối khoảng 10-15 trên 100.000 ca đẻ sống.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, 75% sản phụ bị tắc mạch ối là ở những người chửa thai trai. Bên cạnh đó, sản phụ sinh con dạ, đẻ nhiều lần, thai to, thai lưu, đa thai, đa ối… là yếu tố nguy cơ bị tai biến này.

Tham khảo thuốc:

Sâm Alipas: Giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nam testosterone một cách tự nhiên. Làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới ≥ 40 tuổi. Tăng cường sức khỏe sinh lý, cải thiện lãnh cảm tình dục nam giới. Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Hỗ trợ điều trị vô sinh nam (do tinh trùng yếu). Hỗ trợ lợi mật, tăng cường chức năng gan. Hỗ trợ điều hòa đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.

TM

Nên đọc
-2 Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc
-3 Những tác nhân đe dọa trí thông minh của thai nhi
-4 Điều trị nấm xoang khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
-5 Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo GDVN

Comments