Dạy con trẻ tiêu tiền đúng cách

12:53 11/02/2014

(Giúp bạn)Sớm được dạy về tiền bạc, trẻ sẽ vượt qua được những khó khăn tài chính khi lớn.

  • 1

    Bắt đầu học cách tiết kiệm ngay khi con bé

    Đã có rất nhiều phụ huynh áp dụng hiệu quả bí quyết là mở một tài khoản tiết kiệm dành dùng cho những năm học Đại học của con, ngay từ khi chúng mới 9- 10 tuổi. Dù rằng, chỉ bỏ 50.000 đồng/ tuần vào tài khoản tiết kiệm thì số dư cũng sẽ tăng đến con số hàng chục triệu đồng khi trẻ đến tuổi thanh thiếu niên.

    Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt từ khi chúng 7-8 tuổi, vì lúc này trẻ đã được học các phép tính toán đơn giản ở trường, cũng như phân biệt được các mệnh giá của tiền. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho trẻ tiền tiêu vặt (tốt nhất là tiền lẻ), cũng nên tự tạo ra một số khoản chi tiêu thường xuyên mà chính trẻ phải chi trả. Khi đó chúng sẽ học được cách tiết kiệm từ số tiền tiêu vặt mà chúng nhận được.

    day-con-tre-tieu-tien-dung-cach-1
    Sớm được dạy về tiền bạc, trẻ sẽ vượt qua được những khó khăn tài chính khi lớn. (Ảnh minh họa).

  • 2

    Không được tiêu nhiều hơn số tiền đang có

    Đây là bài học khó hiểu nhất với trẻ. Bài học này thích hợp với những bé đã biết làm các phép tính và khái niệm vay mượn.

    Cha mẹ hãy chia một tờ giấy trắng thành hai cột. Một bên là “Cần”, một bên là “Muốn”, rồi đưa một ví dụ rằng bé kiếm được 1 triệu sau 1 tháng làm việc. Hãy lấy ra 7 trăm nghìn để vào cột “Cần”, đó là số tiền cần phải trả cho những thứ sử dụng hàng ngày. Bây giờ, nếu bé muốn mua một chiếc xe giá 5 trăm nghìn nhưng lại chỉ có 3 trăm nghìn, bé sẽ phải vay bố mẹ, và bắt buộc phải trả vào tháng sau. Bé sẽ thấy rằng việc chi tiêu nhiều hơn số tiền đang có sẽ ảnh hưởng đến các tháng sau, từ đó, sẽ rút ra kinh nghiệm cần có.

  • 3

    Mua sắm để biết quý tiền

    Cha mẹ có thể đưa cho con danh sách những thứ cần mua cùng với một số tiền mặt nhất định. Trẻ sẽ so sánh giá cả các cửa hàng và chọn mua ở những nơi có giá rẻ hơn vì tâm lý trẻ lúc nào cũng muốn khoe với bố mẹ về những thành tích, kể cả thành tích mua được hàng giá rẻ.

    Mặt khác, khi so sánh giữa các cửa hàng với nhau, nếu mua được những thứ bố mẹ giao mà vẫn còn thừa tiền, trẻ sẽ có được một khoản nho nhỏ để có thể dùng vào những thứ chúng muốn. Đây cũng là cách tự chúng biết tiết kiệm cho bố mẹ và cho bản thân.

  • 4

    Người lớn tiết kiệm làm gương

    Ở những giai đoạn đầu đời, bé học hỏi và bắt chước cha mẹ chi tiêu như một cái máy. Tức là bé nhớ mẹ tiêu tiền hoang phí nên “copy” theo. Bởi thế cha mẹ cần luôn là tấm gương về chi tiêu hợp lý cho con.

    Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho bé. Nếu bạn thấy bé muốn lãng phí tiền trong con lợn đất vào những món đồ nữ trang ngớ ngẩn, hãy gợi ý để bé chỉ mua một món. Một món còn lại, bé có thể mua sau, vào dịp khác.

    Muốn dạy con nên người thì bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt, biết định hướng, uốn nắn để trẻ noi theo.

    day-con-tre-tieu-tien-dung-cach-2
    Muốn dạy con nên người thì bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt, biết định hướng, uốn nắn để trẻ noi theo. (Ảnh minh họa).

Comments