Đề phòng chứng lác mắt ở trẻ nhỏ

14:27 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh lác mắt là bệnh phổ biến ở nước ta, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lác có thể chữa khỏi.

Tật lác mắt ở trẻ nhỏ

Khoa học & đời sống dẫn lời BS Hoàng Cương, phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, BV Mắt T.Ư cho biết: “Lác thực sự thường được phát hiện và chữa trị từ 3 – 6 tuổi. Lác như vậy thường liên quan đến viễn thị số cao. Nếu cận thị mà lệch khúc xạ thì hay gây lác ngoài ở phía bên cận cao.

Một tỷ lệ trẻ bị lác ngay sau khi sinh ra do can thiệp sản khoa khiến một số trẻ bị xuất huyết não, gây liệt dây thần kinh, làm mắt lác. Mắt lác lệch trục thường “mải chơi”, không làm việc.

Hiện nay, mắt dưới 2/10 coi là nhược thị. Người chỉ đếm được ngón tay trong phạm vi dưới 2m được coi là mù.

Theo Ts. Lê Kim Xuân, mắt giả là do cấu tạo của mi mắt (thừa da mi trên) hoặc do gốc mũi tệt. Trường hợp mắt giả lác, khi khám thấy nhãn cầu vẫn thẳng, không có dấu hiệu lệch trục. Lác bẩm sinh do viễn thị chỉ đeo kính là khỏi. Lác lâu ngày không được chữa dẫn tới mù.

-1

Trường hợp đến sớm, mắt không có tổn thương thì mới hồi phục được.

Để điều trị mắt lác, trước hết phải chữa cho hết mù. Sau khi hết mù sẽ kéo lại cho thẳng. Khi trẻ sinh ra, cần quan sát. Nếu thấy trẻ nhìn ngang, nhìn ngửa, nhìn không cân bằng thì cần đi khám. Việc nhận biết lác không khó, cái chính là trẻ cần nhận được sự quan tâm của bố mẹ, tránh những trường hợp mù đáng tiếc.

Người lao động đưa tin, theo số liệu của Trung tâm Mắt TP HCM, 68,5% số trẻ bị lác khởi bệnh lúc dưới 2 tuổi, chỉ có 9% bắt đầu ở tuổi 6-15. Điều trị lác bẩm sinh hiệu quả nhất là lúc trẻ mới bắt đầu lác và trước 2 tuổi. Với các loại lác khác cũng không nên để muộn quá 6 tháng.

Ba quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh về lác mắt

Sau đây là một số điều mà cha mẹ thường nghĩ đến khi con cái bị lác:

- Lác tuy làm bé "xấu" đi nhưng không gây đau nên không cần điều trị sớm.

- Trẻ nhỏ khó khám và điều trị.

- Nếu điều trị thì phải phẫu thuật, tốn nhiều tiền. Những quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

- Thứ nhất: Điều trị lác bẩm sinh hiệu quả nhất là lúc bệnh mới khởi phát và khi trẻ dưới 2 tuổi.  Lác không được điều trị sớm sẽ kéo theo những hậu quả nghiệm trọng.

- Thứ hai: Trẻ nhỏ vẫn có thể khám và điều trị được.

- Thứ ba: Có nhiều phương pháp điều trị, không nhất thiết phải mổ. Ví dụ, nếu nguyên nhân là tật khúc xạ (cận thị, viễn thị) thì chỉ cần cho trẻ đeo kính đúng độ là sẽ hết lác.

Ba nguy cơ khi điều trị muộn bệnh lác mắt

Các nguy cơ đó là:

- Rối loạn cơ vận nhãn.

- Nhược thị (giảm thị lực) mắt lác.

- Mất thị giác 2 mắt (thị giác này cần thiết để nhìn hình nổi và và phân biệt chính xác khoảng cách). Bệnh thường gặp trong trường hợp lác bẩm sinh không được điều trị trước 9 tuổi, gây nhược thị không thể phục hồi.

Kiểm tra xem con bạn có bị lác mắt hay không?

Trước 6 tháng tuổi con bạn có thể bị lác mắt theo cách ngẫu nhiên. Nếu khi nhìn vào vật gì đó mà 2 con ngươi mắt không “tập trung” kéo dài trong thời gian hơn 12 tuần thì chắc con bạn có vấn đề về thị giác.

Sau 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể tự kiểm tra về khả năng thị giác của con mình bằng cách:

- Đứng đối diện với bé và nhìn thẳng vào bé để dễ dàng phát hiện nếu hai mắt của bé khi nhìn bạn không đối xứng với nhau.

- Vẫn đứng đối diện với trẻ, dùng tay che một bên mắt và tiếp đó cho mắt còn lại. Sau khi bỏ tay ra bạn để ý xem mắt của bé vẫn “di chuyển” được như bình thường hay không?

- Bé có đảo mắt thường xuyên không, khi nhìn ánh nắng mặt trời bé có nhắm một bên mắt hay không, có hay chớp mắt liên tục hay không. Khi bé chăm chú nhìn vật gì đó, có bên mắt nào của bé bị lệch hay không?

- Yêu cầu bé xếp thẳng hàng theo hình dọc 2 chiếc bút chì. Nếu trường hợp bị lác mắt thì việc này quả là khó khăn với bé.

Tham khảo thuốc:

Cốm bổ mắt Kideye: Giúp sáng mắt, tăng cường thị lực cho mắt, chống mỏi mắt, nhức mắt.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những món ăn bổ dưỡng cho sinh lý đàn ông
-3 Cho trẻ tập nhai cơm đúng cách
-4 Những lưu ý khi cho trẻ ăn rau mầm
-5 Cách chăm sóc da, chống lão hóa theo độ tuổi

Theo GDVN

Comments