Ráy tai của trẻ: Vệ sinh nhiều cũng không hẳn tốt

14:34 14/04/2015

(Giúp bạn)Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Lợi - hại việc ráy tai

Phụ nữ Online dẫn tin theo BS Nguyễn Hoàng Hải, Khoa Khám bệnh, BV Việt Đức (Hà Nội), bản thân ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Ráy tai có ba dạng là ướt, khô và cứng. Với ráy ướt, việc vệ sinh đơn giản. Nhưng ráy khô và cứng sẽ khó hơn. Những chuyển động của hàm như ăn uống, nói chuyện, vận động là động tác tự đẩy ráy tai ra phía ngoài. Với trường hợp ráy không ra được, bị đóng cứng, trẻ thường có những biểu hiện như ngứa tai, ù tai, nghe kém, khó chịu và luôn có hành động kéo tai, ngoáy tai bằng tay.

-1

(Ảnh minh họa)

“Trong trường hợp ráy khô, cứng, người lớn thường dùng bông để ngoáy tai cho trẻ. Đây là cách vô tình đẩy cục ráy vào sâu hơn, lâu ngày ráy tai sẽ tích tụ nhiều, khiến trẻ khó chịu hơn. Khi thấy trẻ bị ráy tai che kín mà không lấy ra được, cộng thêm việc trẻ kêu đau, ngoáy tai bằng tay, cần đưa trẻ đi BS chuyên khoa kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp, BS sẽ có hướng xử lý cụ thể”, BS Nguyễn Hoàng Hải nói.

Vệ sinh nhiều không hẳn tốt

Nhiều người nghĩ, để tránh bệnh cho tai, nên vệ sinh hàng ngày như ngoáy bằng tăm bông, ra tiệm cắt tóc lấy ráy tai, thậm chí tạo thói quen ngoáy tai để giảm những cơn ngứa. BS Hải khuyên, không phải cứ thọc sâu vào bên trong tai để lấy ráy là tốt, mà chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài bằng vật dụng vệ sinh, đảm bảo.

Thường xuyên lấy ráy tai sẽ làm mất đi lớp bảo vệ niêm mạc ống tai, thậm chí làm tai ẩm ướt, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Đó là chưa kể việc nhiều người thích “cảm giác” mạnh, thậm chí đốt lửa cồn, lấy ráy tai ở tiệm, trong khi dụng cụ không được vệ sinh, dẫn đến viêm nhiễm.

Với trẻ em, cách an toàn nhất khi xử lý ráy tai là dùng thuốc (do BS kê toa) nhỏ vài giọt vào mỗi bên tai. Khi ấy, ráy tai sẽ nở, mềm, rất dễ dàng cho việc lấy ra. Trường hợp ráy tai cứng, khó lấy, nên đưa trẻ đến BS để xử lý. Người lớn không nên cố lấy ráy tai bằng những vật sắc, nhọn vì dễ gây trầy xước tai, thậm chí còn đẩy ráy tai vào sâu hơn.

Với trẻ nhỏ dưới 18 tháng, nên vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng khăn mềm, nước ấm. Với trẻ trên 18 tháng, khi ráy tai đã khá nhiều, thì bên cạnh việc vệ sinh hàng ngày bằng khăn, bông mềm, nếu vẫn không xử lý được ráy cứng, khô, nên đưa trẻ đến BS chuyên khoa.

Lấy ráy tai đúng cách

Theo Tuổi trẻ, BS Phan Quốc Bảo (Cơ sở 2 BV ĐH Y dược TP.HCM) cho biết, các chuyên gia tai mũi họng đều khuyến cáo không nên dùng que gòn (vì sẽ nén chặt nút ráy tai hơn và đẩy nó vào sâu hơn) cũng như không tự “đào bới” bằng cây móc tai, chìa khóa hay nắp bút, que tăm... (nguy cơ gây tổn thương da ống tai hoặc làm thủng màng nhĩ rất cao).

Thay vào đó nên nhỏ vào tai vài giọt dầu thực vật, oxy già hoặc dầu tắm trẻ em... để ráy tai trở nên lỏng lẻo hơn và tự rơi ra ngoài.

Hoặc có thể dùng vòi tắm hay bơm tiêm xịt nước ấm vào trong tai để ráy tai mềm nhão ra (lưu ý là với áp lực rất nhẹ để không làm vỡ màng nhĩ), sau đó khi nghiêng tai xuống thì dòng nước chảy ra sẽ lôi ráy tai đi theo.

Nếu đã làm hết các cách nói trên mà vẫn không làm sạch được ráy tai thì nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng, họ sẽ dùng các dụng cụ lấy dị vật phối hợp với máy hút y tế lấy sạch nút ráy tai một cách nhẹ nhàng và an toàn.

Sắm dụng cụ riêng khi đi tiệm

Đối với việc lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc, gội đầu như đầu bài viết đã nói, có lẽ người ta đến vì cả hai mục đích: làm sạch tai lẫn tìm cảm giác thư giãn.

Đây là một nhu cầu thực tế, người viết cũng không hề có ý định bài bác hay khuyến khích, chỉ lưu ý vài điều vì an toàn của chính bạn:

- Dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm và bệnh da liễu.
Tại các phòng khám tai mũi họng rất thường gặp bệnh nhân bị lây nấm ống tai ngoài sau khi lấy ráy tai ở tiệm. Tốt nhất nên sắm bộ dụng cụ của riêng mình nếu bạn có sở thích được ngoáy tai ngoài tiệm.

- Dặn dò người ngoáy tai phải thao tác hết sức nhẹ nhàng. Nếu gặp nút ráy tai khó lấy thì không cố sức bới móc sẽ dễ gây tổn thương cho tai, mà nên đến phòng khám tai mũi họng để được giải quyết.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Dùng bổ sung acid folic (cùng với các vitamin nhóm B khác) có thể làm giảm nồng độ homocysteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Ăn trưa sớm giúp giảm cân
-3 Chứng lún dương vật
-4 Thực phẩm dân văn phòng cần ăn hàng ngày
-5 Những thứ kỳ quặc nhất chúng ta ăn hàng ngày


Theo GDVN

Comments