Trẻ ra nhiều mồ hôi là bị bệnh gì?

14:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu trẻ không được chữa trị, bệnh sẽ gây ra biến đổi ở xương. Nhiều trường hợp trẻ bị còi xương nặng xuất hiện di chứng chuỗi hạt sườn, dô ức gà,...

Trẻ ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện của bệnh còi xương

Theo Bác sỹ Bùi Thị Yến, Chuyên khoa Nhi – Phòng khám đa khoa Medelab tại 1B, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội trả lời trên Gia đình và Xã hội cho biết, hiện tượng hay vã mồ hôi ở đầu và chán có thể là biểu hiện của bệnh lý còi xương ở trẻ.

Còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Bệnh do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, khi hệ xương phát triển mạnh.

Biểu hiện khi bị bệnh còi xương, trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ. Theo dõi trẻ thấy xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng.

Nếu trẻ không được chữa trị, bệnh sẽ gây ra biến đổi ở xương (thóp rộng và lâu kín, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra…). Nhiều trường hợp trẻ bị còi xương nặng xuất hiện di chứng chuỗi hạt sườn, dô ức gà, chân cong hình chữ X, chữ O.

Cách phòng ngừa

Cũng theo BS. CKI Nguyễn Thị Từ Anh, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ cho biết, mỗi ngày cho bé phơi nắng, uống bổ sung vitamin D3 và bảo đảm cung cấp đủ lượng sữa theo nhu cầu để tránh việc thiếu vitamin D.

Trước tháng thứ 6 bé uống sữa hoàn toàn, lượng sữa theo nhu cầu là 150 mL/Kg cân nặng/24 giờ. Khi ăn dặm ngày 2 cữ thì uống 800 mL sữa mỗi ngày và ăn dặm ngày 3 cữ (từ tháng thứ 9) thì uống 600 mL sữa mỗi ngày.

Nếu bé bú sữa mẹ thì nên cho bé bú thường xuyên, theo nhu cầu, không để đói quá 2 giờ và không cho uống nước (nếu bé dưới 6 tháng tuổi) mà cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn.

Ngoài ra mẹ nên uống mỗi ngày ít nhất 2 ly sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú (sữa bà bầu) hay 1 lít sữa tươi mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi trong sữa mẹ. Nên lưu ý tăng các thức ăn chứa nhiều canxi trong khẩu phần của bạn như tôm (ăn  luôn cả vỏ và đầu), cá (ăn luôn được cả xương như cá cơm), bông cải xanh, đậu hủ….để tăng lượng canxi trong sữa mẹ.

Tham khảo thuốc: Thuốc Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

Tăng cường khả năng hấp thu: Bổ sung acid amin, vitamin nhóm B, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất. Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Phụ nữ mắc bệnh tim và nguy cơ tử vong khi mang thai
-2 Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai: Cách điều trị
-3 Lưu ý khi quan hệ tình dục lúc mang thai
-4 Thai suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách nhận biết

Theo GDVN

Comments