Những kỹ năng mềm cha mẹ nhất thiết phải dạy con khi hè về

Hai Yen 16:32 15/05/2017

(Giúp bạn) - Mùa hè đang đến rất gần, bên cạnh những hoạt động vui chơi giúp các con giải tỏa sau những ngày học tập căng thắng, bố mẹ cũng nên cân nhắc việc dạy con những kỹ năng mềm để giúp con phát triển toàn diện hơn. Vậy bố mẹ nên dạy những kỹ năng gì cho con và ở độ tuổi nào thì thích hợp?

1. Bơi lội​

Bơi lội là môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện, không chỉ tăng thêm phần dẻo dai mà còn giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, cân đối, phát triển chiều cao tối đa. Bên cạnh đó, bơi lội cũng được xem như “kỹ năng sinh tồn” trẻ phải biết khi tỉ lệ chết đuối hằng năm ở nước ta đang tăng cao.
Dạy trẻ biết bơi là bạn đã trang bị cho trẻ một chiếc phao cứu sinh vô hình giúp trẻ phòng tránh được những tai nạn bất ngờ có thể xảy đến. Không những vậy, chẳng có một đứa trẻ nào không thích được tắm mình trong làn nước mát lạnh khi mùa hè nóng nực.
Vì vậy, nếu con bạn đã biết bơi, hãy cho trẻ tham gia thêm các lớp học nâng cao để tiếp tục rèn luyện kỹ năng bơi lội. Còn nếu chưa, đừng ngần ngại đưa bơi lội trở thành lựa chọn hàng đầu trong danh sách các lớp kĩ năng mềm trẻ cần học trong mùa hè này.

bơi lội là kỹ năng cha mẹ nên dạy con khi hè về
bơi lội là kỹ năng cha mẹ nên dạy con khi hè về

2. Nấu ăn

Ở các nước phát triển, dù là bé trai hay bé gái thì đều được bố mẹ dạy cho các kỹ năng nấu nướng từ khi còn rất nhỏ. Thay vì xem việc bếp núc là công việc của con cái, hay vì chiều chuộng con, nghĩ con còn quá nhỏ, hãy tạo điều kiện cho con được thử quan sát và học những công việc trong nhà bếp.
Trẻ 5 tuổi đã có thể cùng mẹ vào bếp quan sát, 8 tuổi đã có thể tự nấu cho mình một bữa ăn đơn giản. Việc tự nấu ăn sẽ giúp trẻ thêm độc lập hơn, có thể hiểu và san sẻ việc nhà với bố mẹ từ bé, và có thể tự chăm sóc mình khi bố mẹ vắng nhà.

nấu ăn là kỹ năng cha mẹ nên dạy con khi hè về
nấu ăn là kỹ năng cha mẹ nên dạy con khi hè về

3. Các kỹ năng tự bảo vệ bảo thân

⦁ Kỹ năng an toàn khi tự chơi:

Đây có thể coi như kĩ năng được quan tâm hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, trẻ có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ chính những đồ vật trong gia đình như ổ điện, phích nước, dao…
Vì vậy cha mẹ cần chỉ cho con biết đâu là những đồ vật an toàn, đâu là những đồ vật không an toàn con cần tránh xa hoặc phải thật cẩn thận khi sử dụng.

cha mẹ nên dạy con kỹ năng an toàn khi tự chơi
cha mẹ nên dạy con kỹ năng an toàn khi tự chơi

⦁ Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể:

Thời gian gần đây, hiện tượng xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ đang trở nên nóng bỏng và gây nên tâm lý lo lắng cho các bậc làm cha mẹ. Việc giáo dục cho trẻ về cơ thể và những tiếp xúc, động chạm chưa bao giờ là điều dễ dàng đòi hỏi cha mẹ cần có sự kiên nhẫn, tinh tế và khéo léo.
Để trang bị cho con kỹ năng này, cha mẹ nên bắt đầu từ việc dạy cho con về các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng. Cha mẹ có thể thông qua hình ảnh hoặc những cuốn sách viết riêng cho bé để truyền đạt cho con.
Sau đó, cha mẹ hãy nhắc con rằng, những vùng nào trên cơ thể là “vùng cấm”, con luôn phải giữ kín đáo và không được cho người lạ tiếp xúc hay nói về chúng. Cha mẹ cũng hay nói cho con biết đâu là những hành động xâm phạm, và khi gặp những hành động đó con nên xử lý ra sao.

cha mẹ nên dạy con kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
cha mẹ nên dạy con kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

⦁ Kỹ năng xử lý khi bị lạc:

Với nhu cầu vui chơi giải trí như hiện nay, hiện tượng trẻ nhỏ đi lạc xảy ra rất phổ biến tại những nơi công cộng. Vậy trẻ cần làm những gì? Tìm sự giúp đỡ ở đâu? Gọi cho ai?....đều cần đến sự chỉ dẫn của cha mẹ. Cha mẹ nên giúp con ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ khi bị lạc sẽ rất hoang mang và không nhớ ra những thông tin như nơi ở hay số điện thoại của bố mẹ. Vì vật, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ mang theo một tờ giấy hay cuốn sổ nhỏ có ghi chép những thông tin cơ bản trên.

cha mẹ nên dạy con kỹ năng xử lý khi bị lạc
cha mẹ nên dạy con kỹ năng xử lý khi bị lạc

⦁ Kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn:

Để những bài học được gần gũi và dễ nhớ hơn với trẻ, cha mẹ có thể cho con đóng vai những chú lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên bảng số điện thoại 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân để trẻ nhớ. Sau đó, cha mẹ hãy thường xuyên nhắc lại cũng như thực hành các kỹ năng thoát hiểm sau:
- Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc nhìn thấy đám cháy, cần gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa theo số 114.
- Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, con cần bình tĩnh và theo các chỉ dẫn của người lớn.
- Kỹ năng 3: Chỉ cho con những lối thoát hiểm và dặn bé thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ vật hoặc nán lại gọi cứu hỏa.
- Kỹ năng 4: Nếu nhà bạn ở những khu chung cư cao tầng, hãy dặn trẻ tuyệt đối không di chuyển bằng thang máy khi có hỏa hoạn, chỉ được dùng cầu thang bộ. Nếu ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì xuống mặt đất.
- Kỹ năng 5: Khi di chuyển tại nơi có đám cháy, cần cúi thấp người, bò sát mặt đất, dùng khăn, vải thấm nước che miệng và mũi hoặc khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.
- Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị dính lửa, hãy dừng lại, nằm xuống đất lăn qua lăn lại hoặc lăn tròn để dập tắt ngọn lửa.
- Kỹ năng 7: Nếu kẹt ra ngoài không thể thoát ra, hãy dùng khăn bịt kín những khe cửa, chui xuống gầm giường, nằm sát mặt đất vì gầm giường là nơi đầu tiên các chú cứu hỏa để mắt đến.

cha mẹ nên dạy con kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn
cha mẹ nên dạy con kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn

4. Những lưu ý khi dạy cho trẻ kỹ năng mềm
- Từ 4 - 12 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để dạy cho trẻ những kỹ năng đầu tiên. Vì, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có những hứng thú và có thể tự tìm hiểu những điều xung quang, tuy nhiên lại chưa có nhiều kiến thức.
- Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ để tạo niềm tin với con từ đó có thể hiểu và nắm bắt những vấn đề con đang gặp phải và đưa ra những xử lý kịp thời.

một số lưu ý cho cha mẹ khi dạy trẻ kỹ năng mềm
một số lưu ý cho cha mẹ khi dạy trẻ kỹ năng mềm


- Trẻ có thể hiểu được 10% những gì trẻ nghe, 40% những gì trẻ nhìn thấy, 60% những gì trẻ có thể tự nhắc lại và 90% những gì trẻ có thể tự nói và làm. Vì vậy ngoài việc dạy cho trẻ những kỹ năng trẻ cần ghi nhớ thì việc hằng ngày cũng con nhắc lại và cho con thực hành ngay sau đó là cách tốt nhất giúp trẻ không quên những gì đã được dạy.
- Khi trẻ làm sai, cha mẹ cần giữ được bình tĩnh để chỉ cho con hiểu những nguyên nhân và hậu quả của sự việc. Tránh việc trách mắng, xử phạt, khiến cho trẻ thêm bối rối và hoảng sợ.

Comments