Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em
(Giúp bạn)Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp, khởi phát sớm và kéo dài.
Lao Động đưa tin, thấy con nghịch luôn chân luôn tay suốt ngày, học hành không tập trung, ít nghe lời, nhiều phụ huynh lầm tưởng là con mình hiếu động, nghịch ngợm mà không biết rằng, có thể bé đã bị mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày tiếp nhận từ 20-30 ca trẻ đến khám do nghi mắc bệnh tăng động giảm chú ý.
Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh 3-17,6% tùy theo từng quốc gia, bệnh nhân nam nhiều gấp 3 lần nữ.
Nguyên nhân gây chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Theo Sức khỏe & đời sống, ADHD là một rối loạn có tỷ lệ mắc khá cao, trẻ không tập trung và hiếu động thường được chẩn đoán phát hiện ở lứa tuổi 4-6 tuổi, hay gặp nhất ở 8 - 11 tuổi và tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh so với trẻ gái là 3/1.
Đến nay, giới y khoa toàn thế giới vẫn chưa có kết luận chính thức, xác định rõ ràng được nguyên nhân của ADHD, nhưng có thể tập trung những yếu tố chính như:
- Do di truyền: Đa số trẻ em mắc ADHD thì trong gia đình của bé có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng ADHD khi còn nhỏ thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.
- Nguyên nhân tâm lý: Lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.
- Do người mẹ tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen... cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc ADHD.
- Tai biến lúc sinh: như sinh non tháng, thiếu ôxy lúc sinh (bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
- Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ)...
Triệu chứng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ mắc chứng ADHD là: trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác thiếu tổ chức và kém điều tiết.
Những trẻ này thường dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối).
Trẻ khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập, làm việc, sinh hoạt và vui chơi, dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc...
Trẻ cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ rất khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu...
Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ.
Những rối nhiễu về tâm lý ở trẻ mắc chứng ADHD
Thiếu tự tin: Trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô, vì vậy trẻ khó thích nghi với môi trường sống học đường.
Trẻ dễ gặp phải những rối loạn thần kinh: Lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, chóng mặt, rối loạn cảm xúc... hay khiêu khích, gây sự, thái độ thù ghét, hung tợn...
Gặp rắc rối trong học tập: Do độ tập trung ở trẻ kém nên kết quả học tập ở trẻ ADHD kém và thường tiến bộ chậm. Trẻ khó khăn về đọc, về viết. 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải được giáo dục đặc biệt.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN