Tại sao trẻ thường bị ho khi về đêm?
(Giúp bạn)Trẻ bị ho thường có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và triệu chứng bệnh cũng khác nhau, cha mẹ cần tính ý để nhận biết bệnh cho trẻ.
Trẻ thường ho khi về đêm
Theo Sức khỏe cộng đồng, trẻ nhỏ thường hay bị ho về đêm, nên nhiều cha mẹ thường chủ quan, tự chăm sóc và xử lý trẻ tại nhà, đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Trẻ ho có rất nhiều nguyên nhân, cha mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ tới khám bác sĩ ví dụ như khi trẻ ho khan, không có đờm thường gặp khi trẻ bị viêm họng, ngạt mũi, bệnh có thể khiến trẻ hắt hơi, chảy nước mũi, nôn chớ mệt mỏi, chán ăn, những đây không phải là do viêm phổi hay viêm phế quản.
(Ảnh minh họa)
Trẻ bị ho có đờm, là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Khi trẻ có biểu hiện ho sù sụ, đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản.
Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên… rất nhiều tiếng ho khác của trẻ mà cha mẹ cần tính ý để phân biệt.
Một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Theo Người đưa tin, một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Khi nào cần đưa con đi khám?
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.
Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
Sử dụng thuốc hợp lý
Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn.
Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.
Một triệu chứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân là bé bị ho. Tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, song cũng gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi tình trạng này kéo dài và nặng dần lên.
Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng. Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì, vì vậy, các bậc cha mẹ phải biết phân biệt nguyên nhân khiến bé bị ho.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN