Bệnh ho gà

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Bệnh lây theo đường hô hấp.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ho gà là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến.

Bệnh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra; một chứng ho tương tự nhưng nhẹ hơn do Bordetella parapertussis.

Nguyên nhân ho gà

1. Mầm bệnh

- Trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae.

- Là trực khuẩn gram âm, hai đầu nhọn, kích thước 0,3-0,5 x 1-1,5mm, ưa khí, không di động, không sinh nha bào. Vi khuẩn kém chịu đựng với nhiệt độ: Dưới ánh sáng mặt trời chết sau 1 giờ, ở nhiệt độ 55°C chết sau 30 phút.

- Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gồm hai loại: chịu nhiệt và không chịu nhiệt.

2. Nguồn bệnh

Là những bệnh nhân bị bệnh ho gà. Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh. Cho đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang khuẩn.

3. Đường lây bệnh

Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét.

4. Cảm thụ bệnh

Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em, 1-6 tuổi dễ bị hơn, trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng.

-1

Các yếu tố nguy cơ ho gà

- Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất. Bởi vậy, nguồn truyền bệnh là bệnh nhân, không có nguồn lây truyền ở người lành mang trùng hoặc người bệnh trong thời kỳ lại sức.

- Thời gian ủ bệnh: Thông thường từ 7 đến 20 ngày.

- Thời kỳ lây truyền: Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong thời kỳ đầu viêm long, sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng. Nếu được điều trị kháng sinh có hiệu lực thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường khoảng 5 ngày.

- Phương thức lây truyền: Lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học… Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình từ 90-100%. - Sức khỏe & đời sống cho biết.

Chẩn đoán bệnh ho gà

1. Chẩn đoán xác định:

- Lâm sàng: Tuổi dễ mắc (1-6 tuổi), cơn ho điển hình.

Xét nghiệm:

- Bạch cầu máu ngoại vi tăng cao, chủ yếu là bạch cầu lympho.

- Cấy nhầy họng trong tuần đầu tìm vi khuẩn gây bệnh.

- Dịch tễ: Nhiều trẻ cùng bị trong một tập thể.

2. Chẩn đoán phân biệt:

Trong giai đoạn viêm long, cần phân biệt với:

- Viêm khí phế quản co thắt: Thường khó thở về đêm, ho ít khạc đờm, hay có tiền sử dị ứng, bệnh hay tái phát.

- Viêm khí phế quản, viêm phổi do virus: ho không thành cơn, bạch cầu không tăng ở máu ngoại vi, bệnh diễn biến nhanh sau 7-10 ngày.

Trong giai đoạn ho cơn, cần phân biệt với:

- Các nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi - phế quản.

- Lao hạch khí - phế quản trẻ em: phát hiện qua chụp phổi, xét nghiệm đờm và làm phản ứng Mantoux.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bệnh lạ: Hội chứng Apert
-3 Bệnh hạ cam mềm: Vị trí và triệu chứng thường gặp
-4 Công dụng của dầu gạo cho sức khỏe
-5 Nên cho đậu lăng vào chế độ ăn kiêng

Theo GDVN

Comments