Bị Glôcôm bẩm sinh có thể dẫn đến mù

14:26 14/04/2015

(Giúp bạn)Glocom bẩm sinh là một bệnh cảnh hiếm ở trẻ em, khoảng một trong 25000 trẻ mới sinh nhưng đây là một bệnh nặng nhiều trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng và thẩm mỹ con mắt.

Glôcôm bẩm sinh là gì?

Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, Bác sĩ Nguyễn Thu Hà cho biết, Glôcôm bẩm sinh là một bệnh có tần suất xuất hiện thấp nhưng là một bệnh nặng, dễ dẫn đến mù lòa nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, có tính di truyền.

Triệu chứng nhận biết bệnh glôcôm bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi trẻ chào đời nhưng phần lớn không được cha mẹ phát hiện sớm. Điều dễ nhận biết nhất là mắt trẻ to hơn bình thường do củng mạc đàn hồi nhiều nên khi áp lực trong mắt tăng lên thì mắt giãn lồi khiến giác mạc to hơn bình thường.Khi giác mạc tiếp tục giãn lồi, sẽ xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục.

Phù giác mạc kèm theo hiện tượng sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc. Tuy nhiên, phù đục giác mạc là giai đoạn muộn của bệnh, khó có thể phục hồi được thị lực.

Biểu hiện lâm sàng

Theo thông tin trên trang thông tin điện tử của Bệnh viện mắt Trung ương, có thể đơn thuần hoặc hình thái phối hợp những bệnh lý phức tạp khác tại mắt và toàn thân. Vì vậy biểu hiện của Glocom bẩm sinh đa dạng tuỳ theo hình thái và giai đoạn của bệnh.

- Những dấu hiệu gợi ý: chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Nếu ở giai đoạn muộn nhãn cầu thường to bất thường hay trẻ nhìn rất kém.

- Các bác sỹ chuyên khoa nhi khám xét có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở mắt như giác mạc to, lõm teo gai thị, nhãn áp cao hay trường nhìn bị thu hẹp. Khi ở giai đoạn nặng có thể thấy nhãn cầu dãn phình, giác mạc đục trắng, mất chức năng… Một số biểu hiện bất thường khác tại mắt và toàn thân có thể đi kèm như: không có mống mắt, dị tật đồng tử, lệch thể thuỷ tinh, u mạch mắt – mặt, chân tay dài ngắn bất thường,…

- Chẩn đoán xác định: Chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc to đục, nhãn áp cao, lõm gai Glocom và một số chức năng bị tổn hại.

Chẩn đoán phân biệt

Với một số bệnh sau

- Phù giác mạc ở những trẻ bị Fooxcep. Những trẻ này có tiền sử Fooxcep, có đục giác mạc những tình trạng phù giác mạc sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi được điều trị bằng các thuốc giảm phù.

- Tắc lệ đạo đây là một bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng thường không có biểu hiện chói, sợ ánh sáng. Tình trạng chảy nước mắt sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi đường lệ đạo được kiểm tra bơm thông.

- Giác mạc to bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh nhưng không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Khi khám không phát hiện ra bất thường của nhãn cầu trừ biểu hiện giác mạc to.

- Cận thị nặng: Không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, chống viêm.

- Một số bệnh viêm giác mạc sơ sinh: Các triệu chứng sẽ giảm khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm.

Điều trị

Điều trị Glocom bẩm sinh chủ yếu bằng phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng các phương pháp chỉ điều trị có hiệu quả cao khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó thuốc điều trị hạ nhãn áp có thể được sử dụng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật hoặc giữa các lần phẫu thuật.

Theo dõi sau phẫu thuật: Có ý nghĩa rất quan trọng. Bệnh tiến triển tốt khi hết các triệu chứng chói chảy nước mắt, sợ ánh sáng và các thông số giải phẫu và chức năng hồi phục tốt. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân cần tuân thủ chu trình điều trị và theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của thầy thuốc nhãn khoa.

Tham khảo thuốc: Natri clorid 0,9%

Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt.Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt.Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Dấu hiệu của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức
-2 Biến chứng khi bổ sung estrogen bằng liệu pháp hormon thay thế
-3 Trẻ thiếu vitamin A: Cách điều trị và phòng ngừa
-4 Trẻ thiếu vitamin A dễ bị mù

Theo GDVN

Comments