Hội chứng rung lắc: Đừng để dỗ con thành hại con

14:36 14/04/2015

(Giúp bạn)Hội chứng rung lắc gây ra bởi tình trạng lắc quá mạnh ở trẻ nhỏ, dẫn đến chảy máu não và mắt, cuối cùng để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.

Hội chứng rung lắc là gì?

Bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa - Thạc sĩ Sản phụ khoa, Thạc sĩ Dịch tễ học và thống kê y học, Tiến sĩ Dịch tễ học sinh sản - Đại học North Carolina – Chapel Hill – Hoa kỳ cho biết: Hội chứng rung lắc là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra bởi rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi tuy nhiên có thể tới 5 tuổi, và gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 9 tháng.

Tại Mỹ, ước tính khoảng 1200 đến 1400 trẻ bị chấn thương hoặc chết do lý do rung lắc mỗi năm, theo con số từ Trung tâm quốc gia kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều bởi nhiều trường hợp không phát hiện được.

-1

Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Sự nguy hiểm nhất đuộc đề cập là những rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hướng trước sau. Tuy nhiên nguy hiểm vẫn xảy ra khi bế trẻ ở mọi tư thế mà rung lắc mạnh với cường độ cao hoặc dừng hay va chạm đột ngột. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ trong với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn tới chết.

Những tổn thương cho trẻ từ "Hội chứng rung lắc"

Theo Bác sỹ Nghĩa, trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn và nặng khoảng 1 phần tư so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ thì mềm với màng não mỏng. Các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu, sự lỏng lẻo này được ví như đầu chiếc roi (vì thế hội chứng này có tên lúc đầu là whiplash shaken baby). Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên những tổn thương này không thể thấy được từ bên ngoài bằng mắt thường. Nhiều trường hợp tổn thương trong não nhẹ rất khó phát hiện. Ngoài ra, tổn thương khác rất thường gặp ở mắt, do chảy máu võng mạc, có thể gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thương khác có thể gặp ở cổ hay cột sống, hay xương sườn.

Những tổn thương lâu dài bao gồm chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng, và nhận thức, và cũng có thể tử vong. Nhiều tổn thương lâu dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn, trên 6 tuổi. Những điều trị tổn thương này đòi hỏi chi phí tốn kém, với kỹ năng chuyên sâu, và nỗ lực lâu dài.

BS Nguyễn Văn Phúc, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Xanh Pôn cho biết thêm: “hội chứng trẻ bị rung lắc” (Shaken baby syndrome) còn được gọi “chấn thương đầu kiểu ngược đãi” (abusive head trauma) là bệnh lý hay gặp nhưng thường bị bỏ sót. “Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trong số trẻ bị chấn thương sọ não, có tới 33% là do hội chứng rung lắc.

Khoảng 1/3 trong số đó tử vong do tổn thương não nặng, số còn lại có biểu hiện lâm sàng cấp tính hoặc bán cấp. Ngoài ra, có những trẻ không có triệu chứng nhưng bị ảnh hưởng di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời như chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng nhận thức”.

Tham khảo thuốc:

Hoạt huyết Nhất Nhất: Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi,  đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay).

Phùng Nguyễn

Nên đọc
-2 Áo khoác dây rút có thể giết chết trẻ em
-3 Những hiểu lầm về sốt cao ở trẻ em
-4 Trẻ em có nên uống nước yến không?
-5 Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Theo GDVN

Comments