Điều nên và không nên làm khi vượt cạn

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Nên nhẹ nhàng massage, xoa tay để làm ấm cơ thể có thể làm dịu cảm giác đau và là cách thư giãn của bà bầu khi chuẩn bị vượt cạn.

Những điều nên làm khi vượt cạn qua các giai đoạn

Giai đoạn 1

- Giadinh.net cho biết, bà bầu nên thay đổi tư thế, thử tìm các tư thế giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn tuỳ theo độ xuống thấp của đầu thai nhi; khi đau tốt nhất nên hít thở thật sâu và đều. Nếu cố chịu đau sẽ khiến cơ thể trở nên cứng nhắc, không linh hoạt và sẽ có cảm giác đau hơn.

- Nên hít sâu và thở ra sẽ giúp sản phụ có cảm giác bớt đau. Lấy tay xoa nhẹ, mát-xa lên những chỗ bị đau cũng là cách khiến sản phụ thấy dễ chịu hơn.

- Nên đặt túi chườm ấm lên vùng lưng, làm ấm cơ thể cũng có tác dụng làm giảm bớt cơn đau.- Nếu cuộc sinh nở diễn ra vào ban ngày thì cố gắng ngồi dậy bởi vì trong lúc đau, tử cung sẽ co thắt theo kiểu một phần hướng về phía trước, một phần hướng xuống dưới, vì thế giữ cho cơ thể hơi nghiêng về phía trước không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp các bắp thịt được thả lỏng.

Nếu bạn sinh vào ban đêm thì có thể nằm nghiêng sang một bên, tư thế này cũng giúp làm giảm đau hiệu quả.

Giai đoạn 2

Dùng sức khi cổ tử cung chưa mở hết không những có thể làm tổn thương đến tử cung mà còn làm sản phụ bị mất sức.

- Hít thở sâu và chậm. Nếu không có thể hít thở liên tục theo kiểu hơi thở gấp và ngắn.

- Ép hậu môn cũng có thể làm giảm đau lưng và vùng quanh hậu môn, có đấm nhẹ hoặc mát-xa vùng gần hậu môn để giảm đau, nên kết hợp với liệu pháp hô hấp, hít vào thở ra nhẹ nhàng trong khi lấy tay mát xa vùng quanh hậu môn.

- Có thể nằm xuống để tìm tư thế cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nên nằm nghiêng chứ không nên nằm thẳng.

- Giữa các cơn đau nên hít thở nhẹ nhàng.

-1

(Ảnh minh họa)

Giai đoạn 3

- Khi rặn nên ngậm chặt miệng hoặc rên khe khẽ, nhất là khi đầu thai nhi đã lọt ra ngoài.

- Trên bàn đẻ, nên áp dụng tư thế cuộn người, nâng cao thân trên vì như thế sẽ tạo áp lực cho vùng bụng, tư thế giống như khi đang đi đại tiện, lúc này góc sản đạo ở vào tư thế thuận lợi cho cuộc vượt cạn.

- Sản phụ vừa rặn, vừa nâng thân trên theo tư thế cuộn người lại để tạo áp lực cho vùng bụng đồng thời tưởng tượng ra rằng âm đạo đang mở rộng, em bé đang được đưa ra ngoài. 
Với những chiêu nhỏ này, hy vọng tất cả mẹ bầu sẽ có một ca sinh nở tự nhiên hoàn hảo và an toàn nhất.

Những điều không nên làm khi vượt cạn

Giai đoạn 1

- Theo Trí thức trẻ, không nên la hét, kêu to vì ảnh hưởng đến nhịp thở, khiến mẹ bầu cảm thấy đau hơn. Hơn nữa, tiếng la hét của bạn có thể tạo áp lực tinh thần cho người thân và gây khó chịu cho người xung quanh.

- Nhắm mắt vì có thể gây chóng mặt, váng đầu.

Giai đoạn 2

- Ngồi ghế hoặc đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm vì như vậy làm dồn trọng lực xuống vùng cơ xung quanh hậu môn, gây cảm giác đau đớn hơn cho mẹ bầu.

Giai đoạn 3

- Hoảng hốt, mất bình tĩnh.

- Kêu to, gào thét, xoay người, quẫy đạp lung tung khi có cơn co thắt.

- Dùng lực ở mắt, cơ mặt (vì cần dồn toàn bộ sức lực cho phần bụng).

- Nghiêng hoặc cong nửa thân người trên về phía sau (vì như vậy sẽ tạo góc gấp khúc cho ống sinh sản, khiến thai nhi khó khăn hơn khi “chui” ra ngoài).

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cân nặng của mẹ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
-3 Điểm danh những loại trái cây, thực phẩm có nguy cơ ung thư
-4 Tại sao nên uống nước chanh ấm vào mỗi sáng?
-5 Ăn những gì để ngừa ung thư tử cung?

Theo GDVN

Comments