Giúp trẻ phòng tránh bị lạm dụng tình dục (Phần 1)
(Giúp bạn)Lạm dụng tình dục trẻ em là vấn nạn này càng ngày càng lan rộng. Tuy nhiên, thay vì né tránh những thông tin như thế này, việc tốt hơn hết là các bậc cha mẹ nên đọc thêm để tìm hiểu về để phòng tránh việc này xảy ra cho chính con em mình.
Có vài việc chúng ta có thể làm để giữ an toàn cho con mà các bậc cha mẹ nên tìm hiểu trước. Hãy cùng tham khảo những lời khuyên dưới đây để gia đình và xã hội cùng chung tay chống lại mối đe dọa đến từ vấn nạn này.
Thay vì hù dọa còn về những mối nguy hiểm rình rập xung quanh khiến bé nhiều khi sẽ trở nên ngại các mối quan hệ xã hội thông thường thì cha mẹ nên trò truyện nhẹ nhàng với trẻ. Nói chuyện giúp bé hiểu rõ sự khác biệt giữa những tiếp xúc thích hợp và không thích hợp với những người khác để phòng tránh bị lạm dụng. Thường thì đối với những trẻ ở lứa tuổi lên 3, bạn nên trò truyện tâm sự cùng bé để bé hiểu về những bộ phận trên cơ thể nào thật sự rất tế nhị để bé biết rằng không phải ai cũng được đụng chạm. Đây là một vài mẹo để bắt đầu cuộc nói chuyện một cách nhẹ nhàng và tâm lý :
- 1
Khởi đầu buổi trò chuyện thật đơn giản
Không cần thiết phải lý giải chi tiết về những vấn đề nhạy cảm như sinh lý hay tình dục quá sâu, bạn chỉ cần giải thích với bé đơn giản đâu là những bộ phận nhạy cảm và không được để người khác tiếp xúc. Nhẹ nhàng giáo dục trẻ vấn đề này bằng cách giải thích rằng tại sao có một số bộ phận trên cơ thể mà khi mặc đồ bơi cần che kín thì không được để người khác đụng chạm trừ khi ba,mẹ tắm rửa và vệ sinh hoặc khi bác sĩ khám bệnh chẳng hạn. Đừng xuyên suốt cuộc trò truyện bằng những lời hù dọa kiểu như “có một vài người xấu sẽ làm hại đến con…”, chú ý là chỉ tập trung lý giải những thái độ phù hợp hay không khi người khác tiếp xúc với bé mà thôi.
- 2
Đừng ngại gọi tên vùng “nhạy cảm”
Tránh gọi tên những bộ phận cơ thể nhạy cảm của bé bằng những cái tên “dễ thương” mà bạn tự đặt. Sharon W.Doty, tác giả cuốn sách “Keeping Them Safe: Protecting Children from Sexual Predators and Evil in Our Midst: Protecting Children from Sexual Predators” (lược dịch : “Cách bảo vệ sự an toàn cho trẻ khỏi lạm dụng tình dục và những kẻ xấu xung quanh”) cho rằng khi bạn gọi tên các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bé bằng những cái tên quá “kì lạ” hoặc “dễ thương”, trẻ sẽ có chiều hướng suy nghĩ rằng những bộ phận đó thật quái lạ và cảm thấy xấu hổ khi mình lại có chúng. Từ đó trẻ sẽ e ngại nói ra cho bạn biết nếu như có người nào đó đụng chạm vào bé. Hãy dùng đúng tên thật của những bộ phận như "dương vật," "tinh hoàn," "âm hộ," âm đạo "," và "ngực" chẳng hạn. Đừng e ngại lúc đầu để trẻ tò mò sẽ không tốt về sau này.
Không có gì bí mật giữa mẹ con mình phải không nào!
- 3
Hãy dẹp bỏ thông lệ “người lạ luôn nguy hiểm”
Bảo ban con về việc không bao giờ trò chuyện với người lạ là một lời khuyên tốt nhưng sự thật là 80% – 90% trường hợp bị lạm dụng lại không phải đến từ những người lạ mặt mà lại là từ những đối tượng mà trẻ quen biết hoặc thân thiết, thậm chí là gần gũi. Char Rivette, giám đốc điều hành của trung tâm bảo vệ trẻ em ở Chicago cho rằng “Những mối nguy hiểm với trẻ về tình trạng lạm dụng thường đến từ những người trẻ gặp gỡ và tiếp xúc hằng ngày hơn là từ những người lạ”.
- 4
Đừng che giấu
Thường những tên lạm dụng sẽ điều khiển con mồi chúng quấy rầy bằng cách giả vớ giữ bí mật. Chúng sẽ thủ thỉ với con bạn rằng “Đây là bí mật giữ chúng ta. Con đừng nói cho ba mẹ bởi vì họ sẽ rất tức giận nếu biết được đấy!”. Trước suy nghĩ như thế, việc tốt hơn hết các bậc cha mẹ nên làm là thường xuyên gợi nhớ cho trẻ rằng không có bất kỳ người lớn nào bắt trẻ con phải giữ bí mật cả. “Nếu bạn giữ bí mật với trẻ thì bản thân chúng sẽ cho rằng việc người lớn khác bắt chúng giữ bí mật là điều có thể chấp nhận được.”
- 5
Đặt niềm tin nơi con
Phát triển một mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự chân thành với con của bạn. Chỉ có như thế thì khi bạn hỏi han hoặc tâm sự với bé, chúng mới có thể dễ dàng trải lòng và nói chuyện cởi mở với bạn hơn mà thôi. Khi trò chuyện về những va chạm không được cho phép, bạn nên cho chúng biết rằng bạn tin tưởng bé và không bao giờ nổi cáu nếu bé nói ra bất kỳ điều gì như thế.
- Xem thêm : Giúp trẻ phòng tránh bị lạm dụng tình dục (Phần 2)