Hen phế quản ở trẻ em
(Giúp bạn)Hen phế quản là một trong những bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em với độ lưu hành khoảng 10-30%.
Hen phế quản là một trong những bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em với độ lưu hành khoảng 10-30%. Trong 2 thập kỷ gần đây, tần xuất mắc cũng như những gánh nặng do bệnh gây ra đã gia tăng một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở trẻ em. Cũng giống như ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc hen ở trẻ em có sự khác biệt khá lớn giữa các khu vực và vùng lãnh thổ.
Dấu hiệu của hen phế quản
Theo Wikipedia, dấu hiệu của từng cơn hen là thở khò khè, thở gấp, thở ra nhiều, nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi, và sự thu hẹp quá lố của phổi. Trong một cơn hen suyễn nghiêm trọng, cần nhiều cơ hô hấp có thể được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên và bên trên xương ức và xương đòn, và hiện diện của sự trái ngược của nhịp tim (tim đập yếu lúc hít vào và mạnh khi thở ra).
Trong một cơn nguy trọng, người bệnh suyễn có thể xanh xao vì thiếu oxy và có thể bị đau ngực hay mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến cái chết. Mặc dù sự nghiêm trọng của các triệu chứng giữa từng cơn lên hen, giữa các cơn lên hen người mắc bệnh rất ít biểu hiện bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống cho biết, hen ở trẻ em có thể khởi phát trong năm đầu đời nhưng hơn 65% các trường hợp xuất hiện bệnh trong độ tuổi 2-5 và khoảng 10% khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng hen sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên, tuy nhiên, cơ địa dị ứng, căn nguyên nền tảng gây ra bệnh thì vẫn tồn tại và trẻ có thể sẽ biểu hiện nổi trội các bệnh dị ứng khác như chàm cơ địa, viêm mũi dị ứng…
Một số nghiên cứu theo dõi dài hạn được tiến hành trong cộng đồng đã cho thấy, khoảng 30% trẻ nhỏ có biểu hiện khò khè thở rít trong năm đầu đời, nhưng 2/3 trong số đó sẽ hết khò khè sau đó và không có các biểu hiện của bệnh hen. Số còn lại, thường là những trẻ có cơ địa dị ứng, sẽ tiếp tục tái diễn các triệu chứng của bệnh hen.
Điều trị hen phế quản ở trẻ em có khó không?
Chiến lược điều trị hen ở trẻ em cần bắt đầu bằng việc chú ý phát hiện các dị nguyên gây bệnh cũng như các yếu tố làm nặng bệnh và cho trẻ tránh tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố đó. Song song với việc kiểm soát môi trường sống, cần điều trị tốt nền viêm của bệnh bằng các thuốc có tác dụng chống viêm cũng giống như với hen ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, trong việc lựa chọn thuốc điều trị hen ở trẻ em, bên cạnh hiệu quả điều trị, mức độ an toàn của thuốc cũng là một vấn đề được đặt lên hàng đầu vì cơ thể trẻ em thường nhạy cảm hơn với các độc tính của thuốc. 3 nhóm thuốc chủ yếu được dùng trong điều trị dự phòng hen ở trẻ em là corticoid dạng hít, thuốc kháng leukotrien (montelukast) và thuốc cường beta 2 giao cảm tác dụng kéo dài.
Tham khảo thuốc: Montelukast Montelukast được chỉ định dùng đơn trị liệu trong điều trị dự phòng các trường hợp hen nhẹ hoặc phối hợp với corticoid hít trong những trường hợp hen không kiểm soát được bằng corticoid hít đơn thuần ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi trở lên, đặc biệt các trường hợp hen có kết hợp với viêm mũi dị ứng. |
Tiến Khê
Theo GDVN