Hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ
(Giúp bạn)Hẹp môn vị phì đại ở trẻ nhỏ do lớp cơ môn vị tăng sinh phì đại dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không thể xuống ruột.
Tuổi trẻ dẫn lời Thạc sĩ bác sĩ Vũ Trường Nhân, phẫu thuật viên chính, cho biết đây là bệnh khá thường gặp, khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1.000 trẻ sinh ra và có xu hướng nổi trội ở bé nam so với bé nữ với tỉ lệ 4/1, tỉ lệ này tăng cao ở con so.
Khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%. Nếu mẹ mắc bệnh thì nguy cơ còn cao hơn nữa, với con trai là 19% và con gái là 7%.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng nôn ói sau bú khoảng 1-2g và tần suất ói tăng ngày càng nhiều.
Tật bẩm sinh do cơ của môn vị phì đại làm cho môn vị bị hẹp lại. Bệnh cần được chẩn đoán sớm để phẫu thuật kịp thời.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh hẹp môn vị phì đại
Theo Sức khỏe & đời sống:
1.Triệu chứng lâm sàng
Hẹp môn vị trẻ sơ sinh và nhũ nhi
- Nôn:
+ Có khoảng trống 1-3 tuần (khoảng trống là khoảng thời gian từ lúc đẻ đến lần nôn đầu tiên)
+ Nôn ra sữa hoặc cặn sữa, không có dịch mật
+ Nôn vọt dễ dàng, lúc đầu nôn sau ăn, thời gian sau nôn xa ăn và nôn nhiều, có thể có máu
- Toàn trạng:
+ Dấu hiệu mất nước: táo bón đái ít, miệng lưỡi khô, da nhăn, thóp lõm, mắt trũng
+ Giảm cân
+ Vàng da: tỷ lệ ít khoảng 1-5% do tăng bilirubin tự do, vàng da thường hết sau mổ 5-10 ngày
- Khám bụng:
+ Chướng vùng trên rốn, có sóng nhu động dạ dày di chuyển từ dưới sườn trái sang phải
+ Sờ thấy u cơ môn vị: khối nhẵn di động trên rốnHẹp phì đại môn vị trẻ lớn
- Bệnh rất ít gặp
- Triêu chứng lâm sàng không điển hình, dễ nhầm với u dạ dày
2. Triệu chứng cận lâm sàng
X quang
- Xquang không chuẩn bị có giá trị không cao, chỉ có tác dụng gợi ý
- X quang có cản quang:
+ Hình ảnh gián tiếp: dạ dày dãn, tăng co bóp, thuốc qua môn vị chậm, thuốc ít ứ động dạ dày sau 1 giờ
+ Hình ảnh trực tiếp: ống môn vị dài khoảng 2cm, dấu hiệu sợi dây, dấu hiệu hai đường ray
+ Hình ảnh khác: môn vị lệch trái, dấu hiệu mỏ chim, dấu hiệu bả vai
Siêu âm
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trên siêu âm
- Chiều dài môn vị >= 16mm
- Đường kính môn vị >= 15mm
- Bề dày lớp cơ môn vị >= 4mm(nên đặt sonde dạ dày trước siêu âm)
Nội soi
- Ống môn vị kéo dài, ống soi không qua được môn vị, cơ phì đại lồi vào hang vị
- Dãn dạ dày, tăng co bóp
- Ít áp dụng cho trẻ em
Xét nghiệm máu
- Máu cô đặc: huyết sắc tố tăng
- Giảm Na+, K+, protid máu
- Nhiễm kiềm chuyển hóa
Chế độ chăm sóc bệnh hẹp môn vị phì đại
Sau mổ 6 giờ có thể bắt đầu cho bệnh nhi uống ngay và theo dõi.
Nếu trẻ còn nôn thì phải trì hoãn việc cho uống.
Thông thường chế độ ăn như sau:3-4 thìa dung dịch glucose 10% (2 giờ/1 lần).
Sau 24 giờ cho uống sữa mẹ pha loãng với nước, 5-6 thìa mỗi 2 giờ.
Ngày thứ 3 cho bú sữa mẹ số lượng ít 3 giờ/1lần.
Ngày thứ 4 cho bú mẹ như bình thường.
Trường hợp trẻ nôn ít vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn như trên.
Khi bị hẹp phì đại môn vị, trẻ thường bị mất nước nặng, sút cân nhanh chóng, da nhăn, mắt sâu hoắm, suy kiệt nặng và khó hồi phục. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể và nếu bị hẹp môn vị thì trẻ sẽ được các bác sỹ hướng dẫn và chỉ định phẫu thuật xẻ rộng lớp cơ môn vị, giúp thức ăn dễ dàng xuống ruột.
Mẹ nên cho trẻ uống nhiều lần sữa, mỗi lần một ít hoặc mẹ nên cho trẻ uống gói bù nước, để tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Sau khi cho trẻ bú hoặc uống nước xong thì nên bồng trẻ ở tư thế đúng và vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi.
Nếu trẻ đã ngủ thì có thể đặt nhẹ trẻ xuống giường và kê đầu hơi cao với tư thế nằm nghiêng hoặc mẹ có thể ôm trẻ vào lòng với tư thế đó.
Khi trẻ bị hẹp phì đại môn vị, cha mẹ không nên quá lo lắng và phân vân mà hãy bình tĩnh đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện nhi uy tín, chất lượng, có như thế thì bé mới mau chóng lành bệnh.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp |
Trà Mi
Theo GDVN