Hiện tượng phù nề khi mang thai

14:46 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu sưng và phù nề khi mang thai không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ.

Nguyên nhân của hiện tượng phù nề khi mang thai

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng thai phụ, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do đứng lâu; chế độ ăn ít kali (kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm); tiêu thụ nhiều caffein; ăn nhiều muối; làm việc vất vả; thời tiết nóng bức.

Phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

Nhận biết dấu hiệu phù nề khi mang thai

Báo An ninh thủ đô cho biết, phù là một triệu chứng của hội chứng tiền sản giật và của nhiều bệnh khác (tim, gan, thận, thiếu máu…), thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai, nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ.

-1

Do đó, đối với phụ nữ mang thai, việc phát hiện phù nề rất quan trọng, sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh trên để nhanh chóng điều trị tránh gây hậu quả xấu đến người mẹ và trẻ sau này.

Để tự mình phát hiện bệnh, người có thai có thể theo dõi và quan sát các dấu hiệu sau:

Khuôn mặt

Khuôn mặt sau khi ngủ dậy, soi gương nếu thấy mặt bất chợt to hơn bình thường, hơi “phị” ra, mi trên hai mắt “nặng như chì” thì rất có khả năng đã bị phù.

Các chi

Khi bị phù các ngón tay sẽ to lên. Đối với chân, khi quan sát chân, cần chú ý các vùng như mắt cá, đầu gối của hai chân, nơi có các đầu xương lồi lên tạo ra các hố lõm. Nếu mu bàn chân, cẳng chân sưng to; phù nhẹ thì các hố quanh các mấu xương sẽ như bị “đầy” lên thì chắc chắn đã bị phù nề.

Dùng ngón tay ấn vào mấu lồi của hai mắt cá chân hoặc vào mặt trong của xương ống quyển cẳng chân (là những nơi có xương nằm sát dưới da), nếu thấy da các nơi ấn đó bị lõm xuống và lâu đầy lên như cũ thì chứng tỏ các chỗ đó bị ứ nước (phù hoặc xuống máu chân).

Cần phân biệt rõ giữa phù và xuống máu chân. Trường hợp thai đã lớn, tử cung to đè vào các mạch máu vùng chậu hông, cản trở phần nào máu chảy về tim thì hai chi dưới của thai phụ có thể cứ buổi chiều lại hơi bị sưng.

-2

Đây là hiện tượng xuống máu. Để phân biệt xuống máu chân với phù, khi ngồi nghỉ hay nằm ngủ, thử dùng gối để gác chân lên cao, nếu là xuống máu chân thì buổi sáng ngủ dậy, chân sẽ trở lại bình thường, nếu ngược lại thì là bị phù.

Cân nặng

Nếu thai nghén phát triển bình thường thì trong suốt thai kỳ, người phụ nữ có thể tăng thêm trung bình 12kg (trong đó 3 tháng đầu chỉ tăng khoảng 1kg, ba tháng giữa tăng trung bình 5kg và vào 3 tháng cuối tăng khoảng 6kg).

Nếu thấy cân tăng nhanh, quá mức bình thường thì khả năng bị phù nề rất cao. Thời gian theo dõi những tháng đầu chỉ cần nửa tháng/lần, còn vào ba tháng cuối cần mỗi tuần/lần. Khi đã nghi ngờ bị phù, phải theo dõi liên tục hàng ngày.

Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu

Đối với phụ nữ mang thai, sự bài tiết nước tiểu không khác  nhiều so với trước. Mùa hè tiểu ít hơn mùa đông, số lượng mỗi ngày trung bình từ 1,2 đến 1,5 lít nhưng số lần đi tiểu trong ngày có thể nhiều hơn do tử cung to dần lên đè vào bàng quang gây kích thích mót tiểu.

Nếu thấy ăn uống vẫn bình thường mà tiểu tiện lại ít đi cả về số lần lẫn số lượng thì phải chú ý phát hiện các dấu hiệu khác của phù.

Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp thai phụ yên tâm hơn.

Thuốc tham khảo: Elevit

- Có tác dụng giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi.

- Giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Mang thai khi lớn tuổi: Nguy cơ cao cho cả hai mẹ con
-4 Những dấu hiệu nhận biết có thể mang thai đôi
-5 Dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
-6 Những lưu ý khi bổ sung axit folic trước mang thai



Theo GDVN

Comments