Hiểu thêm về ốm nghén trong thai kì
(Giúp bạn)Ốm nghén là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong kì mang thai, nó không có hại cho thai nhi nhưng nhiều khi lại làm các mẹ vô cùng mệt mỏi.
Biểu hiện của ốm nghén cũng khác nhau, tùy theo cơ địa của mỗi mẹ, nên không thể kết luận cứ ốm nghén là phải nôn ọe hoặc mệt mỏi. Có những mẹ cảm thấy cơ thể mình không thể hấp thụ được thức ăn gì vì chỉ cần nghĩ đến thức ăn là sợ, nhưng bù lại không có cảm giác đói, hoặc có những mẹ ăn uống bình thường nhưng lại luôn có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, có mẹ lại hay chóng mặt, hoa mắt và luôn thèm ăn…
Thông thường, những dấu hiệu dễ gặp nhất và được cho là những biểu hiện chung nhất của ốm nghén à buồn nôn, nôn và luôn có cảm giác lợm giọng, sợ mùi thức ăn hoặc cứ ăn vào là nôn ra. Theo các nhà nghiên cứu thì ốm nghén có khả năng liên quan đến hormone beta hCG trong thai kì. Chưa rõ tại sao beta hCG gây ra nghén, mặc dù một số nhà khoa học tin rằng, hormone này làm giảm lượng đường trong máu, khiến bạn thấy buồn nôn. Một lý thuyết khác, ít tin cậy hơn cho là, nghén là cách tự nhiên để “tống khứ” bất kể điều gì có thể gây hại trong tam cá nguyệt đầu tiên – thời gian quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Tuần 7-10 của thai kỳ thường là lúc khó khăn nhất, dù 10% thấy các triệu nghén tồi tệ hơn sau tuần thứ 10. Cũng có một số hiếm trường hợp, thai phụ phải chịu nghén trong suốt thai kỳ. Hết 3 tháng đầu tiên thường là thời điểm chấm dứt nghén. Giữa tuần 12-14 của thai kỳ, beta hCG không tăng cao là khi nghén giảm và mất hẳn.
Trong thực tế, ốm nghén có thể là một dấu hiệu tích cực. Một số nghiên cứu cho thấy, nó làm giảm nguy cơ sảy thai. Ốm nghén cho thấy nồng độ cao của hormone trong thai kỳ và điều này chứng tỏ, trứng đã thụ tinh tốt.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, ốm nghén có thể khiến cho các mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt. Để giảm các triệu chứng nghén, đặc biệt các triệu chứng nghén làm suy kiệt cơ thể như buồn nôn, nôn quá nhiều, chóng mặt, đau đầu, khó thở… các mẹ có thể áp dụng những kinh nghiệm sau đây:
- 1
Những điều nên làm
- Ăn thành những bữa ăn nhỏ.
- Uống nước trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
- Uống nước thường xuyên trong ngày để chống lại sự mất nước.
- Ăn bất cứ thứ gì mình thích miễn là có thể ăn.
- Nếu mùi thức ăn làm các mẹ buồn nôn thì hãy mở cửa hoặc bật quạt để bay hết mùi.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và có những giấc ngủ ngắn trong ngày.
- Không ở nơi quá nóng vì cảm giác nóng sẽ khiến buồn nôn nhiều hơn.
- Ngửi một chút chanh, gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để hạn chế những cơn buồn nôn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn, tốt nhất nên tập thêm các bài tập dành cho thai phụ.
- Uống nước chanh táo: Chanh rất giàu viatmin C, giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe cho cả mẹ và bé. Táo có vị chua ngọt, kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, có thể giảm triệu chứng buồn nôn lúc sáng sớm, ngăn ngừa chứng phù khi mang thai và cung cấp thêm cho cơ thể lượng lớn chất kiềm, kali và vitamin.
- Nước thanh long và lê: Uống nước thanh long và lê mỗi ngày sẽ giúp điều hòa môi trường dịch trong dạ dày, giúp giảm các cơn buồn nôn khó chịu khi mang thai.
- Dùng thuốc giảm ốm nghén: Kẽm và Vitamin B6 là hai loại thuốc giúp chữa trị ốm nghén hiệu quả nhất. Các mẹ có thể dùng hai loại vitamin này riêng biệt như một thành phần bổ trợ trong quá trình mang thai. Nếu có điều kiện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những loại vitamin tổng hợp hữu hiệu trong việc giảm ốm nghén.
- 2
Những điều không nên làm
- Nằm khi ăn.
- Bỏ qua bữa ăn.
- Nấu và ăn những thức ăn có mùi nồng