Hướng dẫn 10 điều bà bầu cần biết khi mang thai
(Giúp bạn)Mang thai là một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng đó cũng là khoảng thời gian vô cùng khó nhọc đối với tất cả phụ nữ. Những kiến thức về giai đoạn mang bầu thì không phải ai cũng được trang bị đầy đủ, đặc biệt là với những người lần đầu mang bầu. Để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh và an toàn trong suốt thời gian này, bà bầu cần chú ý những điều được các chuyên gia đưa ra dưới đây
- 1
Mỗi tháng mang bầu đều rất quan trọng
Bạn luôn quan niệm rằng 3 tháng đầu mang thai là thời gian quan trọng nhất. Đây cũng là khoảng thời gian dễ xảy ra những sự cố mang thai nguy hiểm. Điều này hoàn toàn đúng nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ những tháng tiếp theo. Mỗi tháng, thai nhi lại có sự phát triển khác biệt và bạn đều phải chú ý.
- 2
Bầu bí tạo ra sự thay đổi
Mỗi người phụ nữ khi mang bầu đều nên tìm hiểu về những thay đổi trong cơ thể ở giai đoạn bầu bí. Sự thay đổi lớn nhất là về trọng lượng và kích thước cơ thể. Bạn cần tìm hiểu xem những thay đổi trong cơ thể mình có phù hợp với tháng mang bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
- 3
Cần được chăm sóc
Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ và chia sẻ với họ về những thay đổi của bạn trong suốt thời kì mang thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ trực tiếp lên lịch theo dõi thai nhi, tư vấn về sức khỏe cũng như hướng dẫn bạn cách bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- 4
Chuẩn bị cho những kì xét nghiệm
Trong 9 tháng mang bầu, bạn sẽ phải liên tục làm các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, yếu tố Rh, sàng lọc kháng thế, viêm gan B, theo dõi thai nhi, siêu âm hình ảnh… Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc và thời gian hợp lí trong suốt những tháng này để có thể làm đầy đủ những xét nghiệm bắt buộc.
- 5
Có 3 giai đoạn của thai kì
Đây là kiến thức cơ bản khi mang thai nhưng không phải bà bầu nào cũng biết. Mang thai được chia thành 3 giai đoạn (được gọi là 3 tam cá nguyệt). Mỗi giai đoạn này đều có những thay đổi riêng biệt mà bạn cần đặc biệt lưu tâm.
- 6
Dinh dưỡng rất quan trọng
Suy dinh dưỡng khi mang bầu có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường đối với em bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem cơ thể mình đã đầy đủ dinh dưỡng.
- 7
Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể thao thường xuyên rất được khuyến khích với các bà bầu. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Việc làm này không những giúp cải tạo sức khỏe khi mang bầu mà còn giúp thai phụ dễ sinh nở hơn.
- 8
Đối mặt với những khó chịu
Mỗi giai đoạn của thai kì đều có những khó khăn nhất định mà bà bầu phải đổi mặt như trong tam cá nguyệt thứ nhất là hiện tượng buồn nôn, tam cá nguyệt thứ hai là hiện tượng đau nhức chân tay và tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng mất ngủ. Đó là những hiện tượng đương nhiên ở thai phụ. Vì vậy, bạn cần phải học cách đối phó với những khó khăn này.
- 9
Cảnh giác với những triệu chứng nguy hiểm
Mỗi thai phụ đều có khả năng mắc phải những triệu chứng nguy hiểm liên quan đến thai nhi như động thai, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo, sưng phù chân tay… Những triệu chứng này đều rất nguy hiểm và dễ dẫn đến hiện tượng lưu thai, sảy thai
- 10
Chọn cách lâm bồn
Bạn nên chuẩn bị cách sinh: sinh thường, sinh mổ… và nơi sinh để không gặp rắc rối khi đột ngột trở dạ. Đây là việc cần thiết để làm ở những tháng cuối trước khi lâm bồn.