Hướng dẫn cách đọc sách cho trẻ 2-3 tuổi

11:10 11/02/2014

(Giúp bạn)Khi trẻ lên 2-3 tuổi do sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ đã có những bước thay đổi so với giai đoạn tuổi bế bồng trước đây. Vì thế những câu chuyện, những vần thơ, bài vè trong giai đoạn này không chỉ có tác dụng rất nhiều trong việc rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ, khuyến khích trẻ nói mà còn kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.

  • 1

    Ở tuổi này con bạn có thể đọc những chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Con bạn rất thích những loại truyện có những câu lặp lại và có nhịp điệu. Nó thích đọc to tên những gì bạn vừa kể, thích nghe nhưng âm thanh lạ tai và nghộ nghĩnh.

  • 2

    Trẻ cũng thích những sách có tranh minh hoạ, nhất là những tranh có  hình ảnh ngộ nghĩnh. Khi đọc sách có tranh thì cả cha mẹ và con cái nên cùng nhìn vào sách. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tìm ra những chi tiết lạ và đặt câu hỏi để con trả lời về những nhân vật, đồ vật trong tranh. Khi trẻ trả lời đúng chúng ta nên dành tặng trẻ những lời khen ngợi.

  • 3

    Ở lứa tuổi này trẻ đã có ý thức lựa chọn những sách nào mình thích hơn cả. Vì thế cha mẹ cũng nên tôn trọng và dành cho con cái sự lựa chọn, điều này khuyến khích con bạn rèn luyện tính tự tin rất nhiều đấy. Đôi khi trẻ cũng muốn cha mẹ đọc đi đọc lại những sách mà nó thích không dưới 5 lần. Bạn nên tôn trọng ý thích của con dù bạn đã chán ngấy nhưng với trẻ thì trẻ lại cần thâm nhập cho thật nắm vững câu chuyện.

  • 4

    Cũng có thể bạn bịa ra những câu chuyện để kể. Dù bạn chưa có kinh nghiệm trước đó, bạn cũng chớ nên ngần ngại thử sức. Trẻ rất mê nghe các truyện bạn kể cho dù nó có dở ít nhiều trẻ vẫn thích khi chính bạn để tâm vào đó. Trẻ rất thích nghe kể về một người đàn ông giống như bố và người giống như mẹ chúng. Hay những cuộc phiêu lưu của các bạn nhỏ bằng tuổi. Bạn cũng có thể “sáng tác” chuyện về một đứa bé giống con bạn. Câu chuyện bạn kể dù cho có không thực hay hơi có vẻ là phi lôgíc nhưng miễn sao con bạn cảm thấy là thú vị thì bạn nên duy trì.

  • 5

    Khi kể chuyện bạn cũng nên chú ý đến nhịp điệu, thỉng thoảng lồng vào những âm thanh và tiếng động vui vui, đôi lúc cao giọng hạ giọng như người diễn kịch. Hãy để con bạn tiếp tục câu chuyện mà bạn cố ý bỏ lửng và thỉng thoảng hỏi con bạn “Thế rồi thì sao nữa nhỉ? Để kiểm tra trí nhớ và sự tập trung của trẻ. Như: “À! Đúng rồi bạnNam đã tìm được một con chó ở ngoài đường và đưa nó về nhà. Con của mẹ nhớ chuyện giỏi quá…”.

  • 6

    Nhưng cho dù bạn có áp dụng cách nào hay sáng tạo ra những cách khác thì điều chủ yếu nhất bạn cần ghi nhớ là: muốn con bạn thật hứng thú với quyển sách hoặc câu chuyện mà bạn kể thì bạn phải thật sự vui thích và thoải mái khi chơi cùng với con.

Comments