Hướng dẫn điều các mẹ cần biết khi mang thai

16:26 10/02/2014

(Giúp bạn)Với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra thêm nhiều nguyên nhân tác động tới sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

  • 1

    Thiếu ánh nắng mặt trời trong thời kỳ mang thai

    Quan điểm mới: ảnh hưởng xấu đến não của thai nhi, làm tăng xác suất xảy ra rối loạn tâm thần trong tương lai.

    Phụ nữ mang thai ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ khiến thai nhi thiếu vitamin D trong giai đoạn phát triển sớm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của thai nhi mà còn bất lợi tới bộ não của chúng. 

    Để phòng tránh, khi mang thai hãy chú trọng đến việc tắm nắng, đặc biệt là phụ nữ mang thai vào mùa đông.

  • 2

    Hút thuốc trong thời kỳ mang thai

    Quan điểm mới: Hút thuốc trong thời kỳ mang thai dễ làm cho thai nhi bị áp lực máu, dẫn đến tổn thương võng mạc.

    Phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai dễ gây ra những bất thường cho tuần hoàn máu của thai nhi, gây ra đa hồng cầu và tình trạng thiếu oxy mãn tính, cuối cùng dẫn đến tăng huyết áp sau sinh, trong khi đó huyết áp có thể là một động lực nguy hiểm cho các tổn thương võng mạc ở trẻ sơ sinh. Một cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ mang thai hút thuốc dễ sinh ra trẻ sơ sinh bị hẹp động mạch võng mạc và xơ cứng tĩnh mạch giãn nở… hơn những thai phụ không hút thuốc.

    Vì thế, trong quá trình mang thai phải chú ý tránh xa thuốc lá, thậm chí cả khói thuốc.

    huong-dan-dieu-cac-me-can-biet-khi-mang-thai-1

  • 3

    Chế độ ăn uống giàu chất béo trong thời kỳ mang thai

    Quan điểm mới: Chế độ ăn uống giàu chất béo dễ khiến cho thai nhi gặp bất thường chuyển hóa và tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ trong thời kỳ mang thai thường xuyên có chế độ ăn giàu chất béo liên quan trực tiếp với sự xuất hiện bất thường của trao đổi chất bào thai và tim mạch. Do đó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho chúng trong tương lai. Mặc dù những bậc cha mẹ chú ý cung cấp cho họ với một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng vô tình lại đặt trẻ vào nguy cơ cholesterol và huyết áp cao hơn những người khác ở tuổi trưởng thành.

    Trong thời kỳ mang thai không nên tiêu thụ chất béo vượt quá 30% tổng số calo trong một ngày. Như vậy sẽ đảm bảo cho cha mẹ có được chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho con trong tương lai.
  • 4

    Sơn móng tay trong thời kỳ mang thai

    Quan điểm mới: dễ dàng cản trở androgen trong cơ thể để làm việc đúng chức năng, dẫn đến sảy thai hoặc gây quái thai.

    Sơn móng tay và mỹ phẩm khác có chứa một hợp chất gọi là phthalate este. Hợp chất này được hấp thụ vào cơ thể sẽ cản trở hoạt động của androgen gây ra sảy thai, hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của bé, đặc biệt là các bé trai sinh ra có thể bị bất lực hoặc vô sinh ở tuổi trưởng thành.

    Vì vậy, tốt nhất là không nên sơn móng tay trong thời kỳ mang thai để tránh những rủi ro không đáng có.

  • 5

    Thiếu acid folic

    Quan điểm mới: Sự thiếu hụt acid folic có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính.

    Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính là một “đứa con riêng” của bệnh bạch cầu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là acid folic. Việc thiếu hụt acid folic trong thời kỳ mang thai không chỉ dễ gây ra các khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi, các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng nó cũng dễ dàng làm tăng nguy cơ thai nhi bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính.

    Tóm lại, thai phụ nên chú ý đến việc bổ sung axit folic và sắt trong thời kỳ mang thai. Sự phối hợp của hai chất này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ em bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính.

  • 6

    Hệ miễn dịch của thai phụ quá nhạy cảm

    Quan điểm mới: Hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của phôi thai.

    Mặc dù hệ thống miễn dịch của con người có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập bên ngoài, giúp loại bỏ các tế bào đột biến để làm cho cơ thể có được sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ mang thai bị các bệnh mãn tính, đặc biệt là viêm nội mạc tử cung lại khiến cho chức năng miễn dịch của họ trở nên quá nhạy cảm. Khi đó nó sẽ đồng thời tấn công luôn cả phôi thai khiến phôi thai không thể tồn tại.

    Để phòng ngừa, nếu có ý định mang thai, các bà mẹ cần tích cực điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch trước khi mang thai để bảo vệ sự phát triển bình thường của phôi.

  • 7

    Phụ nữ mang thai bị sâu răng, nha chu

    Quan điểm mới: dễ lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến bệnh tim bẩm sinh, cân nặng lúc sinh thấp hoặc sinh non.

    Phụ nữ mang thai bị sâu răng và nha chu mức độ trung bình hoặc nặng, kháng thể của vi khuẩn trong miệng dễ dàng lưu thông vào máu qua nhau thai khiến bào thai bị nhiễm, dẫn đến bệnh tim bẩm sinh. Hơn nữa, phụ nữ mang thai có vấn đề nha khoa có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 6 – 8 lần phụ nữ bình thường.

    Khảo sát của Mỹ cho thấy rằng trẻ em sinh non thường xảy ra ở những người mẹ có nhiều vi khuẩn kháng thể trong miệng. Bà mẹ sinh con đủ tháng không có hiện tượng này. Và bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai cũng khiến họ phải đối mặt với nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần so với phụ nữ mang thai bình thường. Vì vậy, phụ nữ có ý định mang thai cần điều trị bệnh nha chu một cách tích cực để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

    huong-dan-dieu-cac-me-can-biet-khi-mang-thai-2

  • 8

    Mang thai thiếu iốt

    Quan điểm mới: dễ dàng để ảnh hưởng đến tổng hợp hormone tuyến giáp, dẫn đến chứng đần độn.

    Phụ nữ mang thai thiếu iốt sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp (có liên quan đến hoạt động của vỏ não phụ trách ngôn ngữ của thai nhi). Thính giác và trí thông minh không được đáp ứng đầy đủ gây ra chứng đần độn, biểu hiện ở sự tăng trưởng chậm, đầu to, vóc người thấp bé ở tuổi trưởng thành, thậm chí câm điếc, tâm thần rối loạn… trong khi đó hiện nay chưa có điều trị hiệu quả cho chứng đần độn.

    Khi mang thai nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở các khu vực thiếu iốt cần chú ý hơn đến việc tiêu thụ thực phẩm giàu iốt. Tuân thủ điều này sẽ giúp cơ thể đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

  • 9

    Mang thai thiếu hụt đồng

    Quan điểm mới: có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể thai nhi khiến chúng bị thiếu máu

    Thiếu hụt đồng trong máu của phụ nữ mang thai có thể gây ra sự thiếu hụt đồng bào thai ảnh hưởng đến một số hoạt động enzyme và hấp thụ chất sắt trong quá trình trao đổi chất của thai nhi, từ đó dẫn đến hiện tượng thai nhi bị thiếu đồng. Vì vậy, khi mang thai không thể bỏ qua sự hấp thu đồng, phải chú ý để bổ sung đồng để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

    Để tránh rơi vào trường hợp này, trong thời kỳ mang thai cần hấp thụ lượng đồng phong phú từ gan động vật, thịt (đặc biệt là gia cầm), trái cây, các loại hạt, cà chua, đậu xanh, khoai tây, tôm, cua, sò, hến, rong biển, ca cao và sô cô la…
  • 10

    Mang thai thiếu Mangan

    Quan điểm mới: dễ dàng ảnh hưởng đến sự phát triển xương của thai nhi, nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp.

    Thiếu hụt Mangan trong thời kỳ mang thai dễ gây ra các bất thường của thai nhi, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương, biến dạng khớp nghiêm trọng.

    Do đó, khi mang thai phải chú ý đến sự dung nạp mangan vào cơ thể. Không chỉ vậy cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • 11

    Mang thai thiếu sắt

    Quan điểm mới: dễ cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, kết quả là sau khi sinh dễ bị thiếu cân.

    Sắt là thành phần chính của hemoglobin. Nếu không cung cấp đủ sắt trong thời kỳ mang thai sẽ khiến thai phụ mắc chứng thiếu máu ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi. Y học mới còn phát hiện ra rằng, phụ nữ mang thai thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các mô bào thai cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển của thai nhi khiến thai nhi sau khi sinh dễ thiếu cân.

    Vì thế, khi mang thai, cần chú ý đặc biệt tới chế độ ăn uống phong phú các loại thực phẩm giàu chất sắt.
     

    huong-dan-dieu-cac-me-can-biet-khi-mang-thai-3

  • 12

    Mang thai thiếu canxi

    Quan điểm mới: dễ dàng ảnh hưởng đến mật độ xương của thai nhi gây ra bệnh loãng xương.

    Thai phụ thiếu canxi sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như "bàn tay người đỡ đẻ". Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...

    Khảo sát mới nhất của các chuyên gia y tế Mỹ tiến hành trên hàng trăm phụ nữ trong thời kỳ mang thai, những người không đáp ứng được 1200 mg canxi hấp thụ hàng ngày sẽ dễ xuất hiện bệnh loãng xương. Trong số những người được khảo sát được bác sỹ đề nghị và thực hiện theo hướng dẫn bổ sung canxi thì mật độ loãng xương của thai nhi sớm trở lại bình thường.

    Vì vậy, mỗi ngày trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần đáp ứng đầy đủ lượng canxi bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi, các loại thực phẩm tự nhiên như sữa, phô mai, rau màu xanh đậm và trái cây, đồng thời bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. 

     

  • 13

    Thiếu hụt kẽm

    Quan điểm mới: dễ dàng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của thai nhi ảnh hưởng đến não của thai nhi
     
    Các nhà nghiên cứu y tế Mỹ đã tìm thấy rằng bất kỳ trọng lượng sơ sinh, chu vi vòng đầu nhỏ hoặc các khuyết tật tâm thần nào ở trẻ đều do các bà mẹ đã không hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ và thiếu kẽm. Kẽm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi. Phụ nữ mang thai trong thời điểm này bị thiếu hụt kẽm sẽ gây ra những hệ quả đáng tiếc.
     
    Để tránh thiếu hụt kẽm, cần chú ý ăn thịt nạc, trứng, thịt gia cầm, hải sản, hàu và các loại thực phẩm giàu kẽm khác, ăn nhiều rau, trái cây, khoai tây, ăn các sản phẩm sữa, đậu nành…
  • 14

    Phụ nữ mang thai béo phì

    Quan điểm mới: dễ bị bất thường chuyển hóa, kết quả là xuất hiện bất thường trong việc phát triển hệ thống thần kinh phôi thai.

    Acid folic giúp đảm bảo cho các thai nhi phát triển hệ thống thần kinh. Nó là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp giảm thiểu sự xuất hiện các khuyết tật ống thần kinh của trẻ. Nhưng đối với phụ nữ béo phì mang thai, axit folic khó phát huy tác dụng bảo vệ. Một vài nghiên cứu cho thấy phụ nữ thừa cân trước khi mang thai, thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh gấp 2 lần so với nhóm phụ nữ mang thai thông thường.

    Để đáp ứng lượng axit folic cần thiết, trước và trong thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất này bao gồm các loại thực phẩm giàu folate như gan động vật, thận, rau xanh, cá, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành. Thậm chí bắt đầu uống bổ sung axit folic từ trước khi có ý định mang thai từ 1 – 3 tháng cho đến 3 tháng sau khi sinh.

Comments