Hướng dẫn những điều phụ nữ cần chuẩn bị trước khi mang thai

16:09 10/02/2014

(Giúp bạn)Các bác sĩ đều nhất trí cho rằng để có kỳ mang thai lý tưởng nhất, cần chuẩn bị trước một năm. Tức là có kế hoạch điều chỉnh cuộc sống gia đình theo hướng lành mạnh trước khi bạn đón chào thành viên mới. Vậy các bà mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?

  • 1

    Những xét nghiệm trước khi mang thai: 

    Bạn có thể được thực hiện một số xét nghiệm tìm ra các nguyên nhân đã được xác định gây hại cho thai nhi. Một số thực hiện trước khi mang thai, một số thực hiện trong lúc mang thai.

    huong-dan-nhung-dieu-phu-nu-can-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-1

    Các bệnh như sởi, lậu, giang mai, chlamydia và AIDS… gây hại cho bạn và cả thai nhi. Bạn cần được chuẩn đoán và tiêm phòng trước khi có con. Ngoài ra, bạn sẽ được thực hiện một vài xét nghiệm khác như tìm viêm gan siêu vi, thiếu máu hay suy dinh dưỡng. Tiểu đường, cao huyết áp hay các bất thường ở hệ tuần hoàn (như suy tim, bệnh tim bẩm sinh, ...) cần được điều trị tích cực trước khi mang thai.

  • 2

    Nắm rõ thông tin về bệnh sử của gia đình:

     Điều quan trọng nhất cần phải đề cập đến ngay là có ai trong gia đình có những bệnh về di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như bệnh Down, bệnh thiếu máu tế bào lưỡi liềm, xơ hoá u nang, máu không đông... để các bác sĩ có biện pháp xử lí, tránh tình trạng nhiễm sắc thể những bệnh này di truyền sang bé.

  • 3

    Bạn cần thay đổi một vài thói quen không tốt khi muốn có thai: 

    Thuốc lá, rượu bia hay các chất cồn gây ra những nguy hại cho trẻ hoặc thậm chí gây xẩy thai. Ngoài ra, ngâm mình hàng tiếng đồng hồ trong bồn nước nóng, tắm hơi, đạp xe đạp nhiều giờ…cũng làm giảm lượng tinh trùng khiến cho việc thụ thai của bạn khó khăn hơn.

     

    huong-dan-nhung-dieu-phu-nu-can-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-2
     

    Bạn nên tập thể thao phù hợp, nhẹ nhàng. Những bài tập như vậy sẽ tác dụng tốt với hệ tim mạch, làm săn chắc và dẻo dai cơ bắp, rất hữu ích khi bạn chuyển dạ. Ngoài ra, duy trì một thân hình cân đối ngay từ bây giờ sẽ tránh cho bạn khỏi tình trạng thừa cân sau sinh

  • 4

    Chế độ dinh dưỡng phù hợp:

    Bạn cần phải tập thói quen ăn uống lành mạnh thì tinh trùng mới khoẻ mạnh được. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể ảnh hưởng chất lượng và số lượng của tinh trùng. Ví dụ, người chồng thiếu acid folic – cũng một lượng vitamin B người vợ cần để tránh nguy cơ khuyết tật ở ống thần kinh – thì số lượng tinh trùng không đạt yêu cầu. Bạn hãy tự bổ sung acid folic cho mình từ các thực phẩm như ngũ cốc, các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô…

    Kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần phải lưu ý. Chỉ cần thiếu kẽm trong một thời gian ngắn, lượng tinh dịch và kích thích tố sinh dục nam sẽ giảm. Thịt, hải sản và trứng là những món ăn thông dụng nhưng lại cung cấp 15 mg kẽm cho nhu cầu hằng ngày của bạn và trong các loại đa sinh tố cũng có chứa kẽm.

    Và bạn đừng “tiết kiệm” vitamin C nhé! Vitamin C thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Ăn nhiều trái cây là cách bổ sung vitamin C dễ dàng nhất. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, lựu, kiwi, nho, bông cải xanh, măng tây, ớt chuông…

  • 5

    Mua thêm quần lót ống rộng: 

    Một số người cho rằng mặc quân lót bó sát làm làm tăng nhiệt độ xung quanh tinh hoàn có thể làm giảm tinh trùng vì việc sản xuất tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Do vậy, trước khi có ý định mang thai., bạn hãy mua thêm vài cái quần lót rộng nhé.

    huong-dan-nhung-dieu-phu-nu-can-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-3

  • 6

    Kiểm tra lại biện pháp phòng tránh thai: 

    Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

    Nếu bạn có bầu ngay sau khi ngừng thuốc thì cũng đừng lo lắng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp tránh thai được phép sử dụng hiện nay không làm tăng nguy cơ bị sảy hay gây ra các dị thường ở thai nhi. Trên thực tế, những phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỉ lệ sảy thai, hỏng thai thấp hơn những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.

  • 7

    Nắm bắt cơ hội thụ thai:

    Bạn rụng trứng khoảng 14 ngày trước khi mỗi kỳ kinh xuất hiện. "Nếu độ dài chu kỳ của bạn dao động từ 24 - 30 ngày," thì bạn có thể hy vọng vào nó trong khoảng từ ngày thứ 10 - 16."

    Trứng chỉ sống được trong 12 - 24 tiếng đồng hồ. Giao hợp sau thời kỳ rụng trứng thường là quá trễ, vì thế nên tranh thủ trước kỳ rụng trứng. Tinh trùng thì bền hơn, có thể sống tới khoảng 72 tiếng vì thế giao hợp thoải mái trong khoảng 3 ngày trước khi trứng rụng vẫn có thể thụ thai.

    Do đó "Cánh cửa cơ hội của bạn mở ra trong vòng 3 ngày trước thời gian rụng trứng sớm nhất có thể và đóng lại khoảng một ngày sau thời gian rụng trứng muộn nhất có thể."

  • 8

    Môi trường làm việc: 

    Một số công việc độc hại & ô nhiễm môi trường sống gây ra các tác hại cho thai nhi. Các tác nhân gây hại bao gồm các loại sóng âm (nhà ở gần sân bay, các vùng lân cận các lò hạt nhân...), các kim loại nặng như chì, đồng và thủy ngân, disulfit carbon, acid và các loại gas gây mê.

    Trao đổi với bác sĩ về môi trường nơi làm việc & nơi sinh sống để bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các yếu tố nguy cơ & hướng dẫn các biện pháp phòng tránh. Đôi khi bạn cần phải chuyển nơi sinh sống hoặc tạm lánh đi nơi khác trong thời gian mang thai.

Comments