Kiến thức về viêm gan B mà sản phụ cần biết

14:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm gan siêu vi B bệnh hiện vẫn là vấn đề y khoa phổ biến, theo ước tính của các nhà khoa học thì lây nhiễm ở sản phụ Việt Nam khoảng 10%.

Những điều về viêm gan B phụ nữ mang thai cần biết

Màn ảnh Sân khấu cho biết, theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn, viêm gan B là hiện tượng viêm nhiễm do virus viêm gan B gây bệnh ở gan. Bệnh lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu, bên cạnh đó lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục.

Thường phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan B sẽ có triệu chứng cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.

Những dấu hiệu liên quan đến viêm gan B trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện, nếu chỉ nhìn bằng mắt không thể phát hiện được trong cơ thể người có virus viêm gan B tấn công hay không. Bởi vậy, cần dựa vào các kiểm tra chuyên sâu mới có thể phát hiện được bệnh.

Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà không được điều trị, virus gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư.

Phòng bệnh

Theo Sức khỏe và Đời sống, phòng bệnh là giải pháp tốt nhất hiện nay, vì các thuốc sử dụng để điều trị đặc hiệu vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, các thuốc đang được sử dụng để điều trị hiện nay thường có chống chỉ định vì có ảnh hưởng đến thai kỳ.

Vì vậy, việc phòng bệnh cho mẹ và con là việc làm hết sức quan trọng. Đối với mẹ thì cần xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nếu HBsAg (+) thì chứng tỏ HBV đang hoạt động, lúc đó cần xét nghiệm thêm HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền bệnh từ mẹ sang con.

Nếu HBsAg âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ, vì loại vaccine này không chống chỉ định với phụ nữ có thai cũng như trong lúc cho con bú.

Đối với con, nếu mẹ có HBeAg (+) thì cần tiêm ngay sau sinh huyết thanh đặc hiệu chống HBV, với liều 100 đơn vị, sau đó tiếp tục tiêm vaccine phòng HBV theo công thức 0-1-6, tức tiêm mũi thứ nhất sau khi sinh, mũi thứ 2 khi trẻ được 1 tháng tuổi và mũi thứ 3 khi được 6 tháng tuổi, sau đó 5 năm sau thì chích nhắc lại một lần.

Tóm lại, sản phụ bị viêm gan siêu vi B, thì bé ngay khi chào đời cần được bảo vệ thật tốt, nếu không được bảo vệ thì nguy cơ trẻ bị nhiễm HBV từ mẹ là rất cao, khi trưởng thành các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính, thậm chí bé bị ung thư gan rất sớm.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Rối loạn khi đến thì mãn kinh
-2 Bà bầu có được uống thuốc aspirin không?
-3 Những "cách ăn" giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn
-4 Các bệnh lây qua đường tình dục (P.2)

Theo GDVN

Comments