Làm gì khi bé không chịu ăn rau?

13:00 11/02/2014

(Giúp bạn)Rau chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho một sức khỏe tốt. Tuy nhiên món ăn tốt cho sức khỏe này rất thường dễ bị trẻ từ chối ăn khiến các bậc phụ huynh “đau cái đầu”.

Nhưng các mẹ đừng lo, chỉ cần một chút kiên nhẫn, những chiến thuật “lợi hại” của Lamsao,  mách nước dưới đây sẽ giúp các mẹ không phải vò đầu bứt tóc khi cho trẻ ăn rau nữa.

  • 1

    Không nhượng bộ

    Hầu hết trẻ nhỏ đều trưởng thành qua các giai đoạn mà trẻ muốn ăn chỉ một món từ ngày này qua ngày khác. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn phải làm thế. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, kể cả các loại rau, sẽ khuyến khích con bạn linh động hơn khi đói. Bạn cũng có thể thử cho trẻ ăn một đĩa rau trộn khi trẻ đói, trước khi cho trẻ dùng bữa chính sau đó.

  • 2

    Nếu lần đầu không thành công, hãy thử lại nhiều lần khác

    Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể mất 10 lần hoặc hơn để trẻ chấp nhận thức ăn mới. Bạn hãy thử cho trẻ ăn một phần nhỏ để trẻ không thấy quá nhiều hoặc kết hợp “bổ sung” rau vào món gì đó mà bạn biết trẻ thích ăn.

  • 3

    Tránh cằn nhằn, ép buộc, mặc cả, hoặc “mua chuộc”

    Tất cả những chiến thuật này sẽ tạo sự đấu tranh quyền lực và sẽ thất bại sau một thời gian áp dụng. Tốt nhất là bạn nên đưa ra nhiều lựa chọn món rau và khuyến khích trẻ ăn thử. Đừng quên luôn giữ không khí bữa ăn vui vẻ.

    lam-gi-khi-be-khong-chiu-an-rau-1

    Giữ không khí vui tươi trong bữa ăn cũng là cách để bé yêu thích món ăn của mình.

  • 4

    Làm một tấm gương tốt

    Khi gia đình cùng dùng bữa với nhau, bạn hãy để trẻ thấy bạn (và mọi người khác trong gia đình) ăn nhiều loại thức ăn dinh dưỡng khác nhau trong đó có nhiều loại rau. Ngoài ra, trẻ chập chững đi thường hay bắt chước ăn những gì mà bọn trẻ khác ăn, vì thế bạn hãy tìm cơ hội cho trẻ ăn “lành mạnh” với bạn bè.

  • 5

    Để trẻ tham gia vào việc chọn và chuẩn bị món rau cho bữa ăn

    Trẻ thường có khuynh hướng sẽ chịu ăn rau do trẻ tự chọn hơn. Chẳng hạn, trẻ có thể quyết định bạn sẽ nấu món đậu que luộc hay rau muống xào cho bữa tối. Bạn cũng có thể cho trẻ rửa bắp cải và giá (đậu mầm). Những lựa chọn đơn giản sẽ giúp trẻ cảm thấy ý thức kiểm soát.

    lam-gi-khi-be-khong-chiu-an-rau-2
  • 6

    Thử nhiều cách chế biến khác nhau

    Món rau có thể tạo vị rất khác biệt tùy thuộc vào cách chế biến. Chẳng hạn, trẻ có thể không thích món rau ăn sống, nhưng có thể thích rau hấp hoặc hầm nhẹ. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cho trẻ ăn rau sống an toàn đã được làm sạch cẩn thận vì đây là cách ăn tốt nhất cho sức khỏe!

  • 7

    Định kiến hình thái

    Gọi là định kiến không hẳn chính xác nhưng giúp bạn hiểu ý niệm. Nhiều trẻ có sự nhạy cảm và không thích một số hình thái nhất định. Ví dụ món canh khoai mỡ nhớt nhớt có thể khiến trẻ không muốn ăn. Do vậy, bạn cần chú ý đến những loại rau nào mà trẻ thường từ chối không ăn để có ý niệm nhất định về điều này.

  • 8

    Trộn lẫn trái cây và rau với nhau

    Nghe có vẻ là một ý tưởng tồi nhưng trẻ thường khó biết được thực phẩm nào được trộn lẫn với nhau trong phần ăn của mình. Kết quả thu được có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

    lam-gi-khi-be-khong-chiu-an-rau-3

    Trộn lẫn trái cây và rau xanh thành món salad ngon tuyệt cho bé

  • 9

    Tạo niềm vui

    Hãy thử làm một khuôn mặt bằng rau củ (như mắt bằng dưa chuột, mũi làm bằng chua, đậu xanh làm miệng, và mái tóc bằng cà rốt cắt sợi). Trẻ mới biết đi cũng thích món dầm (như trái cây dầm), vì vậy hãy thử làm món rau với sữa chua hoặc bông cải xanh với pho mai chảy.

  • 10

    Cấm ăn

    Bạn có thể thử giả bộ cấm trẻ không được ăn món rau mà bạn đang muốn trẻ ăn. Hãy cho trẻ biết rõ là không được ăn món rau này, nhưng mọi người khác trong gia đình thì được phép ăn. Hiệu quả có thể cao hơn là bạn tưởng. Tất nhiên, với cách này phải có sự thỏa thuận từ trước của cả gia đình và bạn cũng cần tránh lạm dùng.

    Một điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây tươi và rau đó là rau sống và trái cây cứng có thể gây ngạt thở rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bạn cần bảo đảm đã nấu hoặc cắt thành những miếng nhỏ để không gây nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.

Comments