Làm sao để bé không quấy khóc khi chào tạm biệt mẹ?

14:06 11/02/2014

(Giúp bạn)Các bé thường rất hay quấy khóc mỗi khi rời xa mẹ, mẹ phải chào tạm biệt con như nào để bé cảm thấy an tâm và không gây phiền nhiễu?

Mẹo chào tạm biệt bé 1-2 tuổi

  • 1

    Lời chào âu yếm: Ngay khi bé phải ở nhà cùng người giúp việc, bạn hôn nhẹ vào má bé thì thầm: “Mẹ ra chợ mua thịt về nấu cháo cho con. Con ở nhà chơi ngoan nhé”.

  • 2

    Đưa cho bé một nhiệm vụ: Mỗi sáng chuẩn bị đi làm, bạn có thể gợi ý để bé giúp mình hoàn thành một công việc ý nghĩa; chẳng hạn, bạn nhẹ nhàng yêu cầu bé: “Con đưa túi xách cho mẹ nào”, “Cún có thấy đôi giày của mẹ đâu không?” hoặc “Con khép cửa cho mẹ nhé”…

    Các bé đều rất hào hứng khi được giúp đỡ cha mẹ. Hơn nữa, những tín hiệu này chứng tỏ đây là thời điểm bạn phải rời nhà đi làm nên bé sẽ không sợ hãi hoặc căng thẳng nữa.

  • 3

    Lời hứa dễ hiểu dành cho bé: Ở độ tuổi này, bé hoàn toàn không thể hiểu được nếu bạn nói: “Khoảng 3 giờ đồng hồ nữa mẹ sẽ về nhà nhé”. Thay vào đó, bạn nên nhấn mạnh: “Mẹ sẽ về sau khi con ăn bữa cháo chiều xong”. Bạn nên ước lượng khoảng thời gian chính xác của công việc phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày của bé để có thể ở bên cạnh bé vào những thời điểm như dự định.

    Nhiều bậc cha mẹ có ý nghĩa sai lầm rằng, bé còn nhỏ nên không có khái niệm về thời gian và thích đánh lừa bé bằng chỉ dẫn “Mẹ chỉ ra ngoài một lát thôi”. Sau đó, một chút của bạn đồng nghĩa với việc bạn trở về nhà khi đã tối mịt.

    Nếu có việc đột xuất, bạn nên gọi điện về nhà hỏi thăm bé. Nếu phải làm việc tới khuya, bạn cũng nên trao đổi để hẹn gặp bé vào sáng mai.

  • 4

    Nhấn mạnh với bé rằng bạn sẽ trở về: “Bé 2 tuổi của tôi khóc lóc ‘Mẹ ơi, mẹ đi đâu đấy?” thì anh trai của bé (5 tuổi) nhắc ‘Mẹ sẽ về thôi’. Lúc ấy, tôi cũng hôn má và khẳng định ‘Mẹ sẽ về con ạ’, lập tức bé không mè nheo nữa” – một người mẹ chia sẻ.

  • lam-sao-de-be-khong-quay-khoc-khi-chao-tam-biet-me-1

Mẹo chào tạm biệt bé 2-3 tuổi

  • 1

    Thấu hiểu nỗi bồn chồn của bé: Bạn ôm tạm biệt bé kèm theo lời động viên: “Xem nào, con lớn rồi đấy, con ở nhà ngoan nhé”. Với bé mới đi học mẫu giáo thì hành trình “chia tay” bé còn gian nan hơn. Tuy vậy, bé sẽ hoảng sợ khi bị bạn bỏ lại ở lớp mẫu giáo trong vài lần đầu. Những lần sau, khi quen dần bé sẽ ngoan hơn và không quấy khóc nữa. Lúc này, bạn có thể chia sẻ: “Mẹ biết con lo lắng nhưng chiều mẹ sẽ đón con nhé”.

  • 2

    Lên lịch trình cho bé: Thời gian biểu hàng ngày của bé có thể cố định như 7h00: bé ngủ dậy; 7h10: bé đánh răng; 7h20: bé ăn sáng; sau đó, bé được ông bà hoặc người giúp việc đưa đến lớp mẫu giáo… Khi bé đang bận bịu với những hoạt động hàng ngày, bạn chỉ cần gửi lời chào bé ngắn gọn: “Mẹ đi làm đây”, bé cũng không quấy khóc bạn nữa.

Comments