Làm sao để biết chuẩn phát triển của bé 1 tuổi
(Giúp bạn)Nuôi trẻ mau lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện là niềm mơ ước không chỉ của các bậc cha mẹ mà của cả xã hội.
Những em bé tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là bé 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, bé cần tăng trung bình mỗi tháng 200-300 g. Bé 12 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường nếu cân nặng gấp 3 lần lúc sinh.
Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng vì ở lứa tuổi này, tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi. Nhưng nếu liên tục trong 2-3 tháng bé không tăng hoặc sụt cân thì nên đưa đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.
Cân nặng trung bình ở bé 1 tuổi:
Tháng tuổi | Cân nặng bé trai (kg) | Cân nặng bé gái (kg) |
12 | 8,1 - 12,4 | 7,4 - 11,6 |
18 | 9,1 - 13,9 | 8,5 - 13,1 |
24 | 9,9 - 15,2 | 9,4 - 14,5 |
Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển khác ở bé1 tuổi:
- 1
Chiều cao
Bé mới sinh thường có chiều dài 48-52 cm. Chiều cao trung bình của bé lúc tròn 12 tháng là 75 cm, lúc 24 tháng là 85 cm (chiều cao lúc trưởng thành thường gấp đôi so với lúc 2 tuổi). Trong 2 năm đầu đời, chiều cao của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất trung bình tăng 25 cm, năm thứ hai tăng khoảng 10 cm. Việc chăm sóc tốt trong thời gian này sẽ tạo được tiền đề tốt cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành.
Chiều cao trung bình của bé 1 tuổi:
Tháng tuổi Chiều cao bé trai (cm)
Chiều cao bé gái (cm)12 70,7 - 81,5 68,6 - 80 18 76,3 - 88,5 74,4 - 87,1 24 80 ,9 - 94,4 79,9 - 93
- 2
Răng
Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó, số răng được tính bằng cách lấy số tháng tuổi trừ đi 4 (chẳng hạn, bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Đến 24 tháng, bé có đủ bộ răng sữa 20 cái. Một số em bé chậm mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng hay còi xương. Một số bé tuy mọc răng chậm (có thể do di truyền) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường so với lứa tuổi.
Các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi ngày 15-20 phút) để cơ thể tổng hợp vitamin D, đồng thời cho uống sữa ít nhất 500 ml/ngày để cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn của bé cũng cần phù hợp với số răng; bé chỉ có thể ăn cơm khi răng nhai (răng hàm) đã mọc.
Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu.
- 3
Vận động
Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, 15 tháng biết đi bộ một mình và bò lên cầu thang. Lúc 18 tháng tuổi, bé biết chạy (nhưng dáng chạy chưa được uyển chuyển), có thể leo lên cầu thang nếu được người lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi ngăn kéo hoặc giỏ rác.
Đến 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một, biết nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.
- 4
Ngôn ngữ
Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi "ba", "mẹ" hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu.
Bên cạnh những bé biết nói và nói sõi rất sớm, có một số bé lại rất chậm nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé phát âm được vài từ, hiểu và làm được hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.
- 5
Tâm lý và xã hội
Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay để biểu hiện các đòi hỏi của mình, biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự thương yêu.
Lên 18 tháng, bé thích tự ăn một mình hoặc tự làm một số việc, chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp rắc rối. Bé có thể giải thích khi bị ướt hoặc bị bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ.
Bé 24 tháng đã cầm thìa tốt, biết phụ mẹ cởi quần áo, biết nói về những điều vừa trải qua và lắng nghe các câu chuyện đơn giản.
Chuẩn tăng trưởng áp dụng ở Việt Nam
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứa trẻ khi sinh ra cần có chiều dài trung bình là 49,9 cm và cân nặng 3,3 kg với bé trai; 49,1cm và 3,2 kg đối với bé gái. Giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ trai cần đạt chiều dài: 67,6 cm và 7,9 kg cân nặng; bé gái là 65,7 cm và 7,3 kg. 1 tuổi, bé trai: 75,7 cm và 9,6 kg; bé gái: 74 cm và 8,9 kg.
Khi 18 tháng tuổi bé trai: 82,3 cm và 10,9 kg; bé gái: 80,7 cm và 10,2 kg.
Đến 24 tháng tuổi (2 tuổi), bé trai: 87,8 cm và 12,2 kg; bé gái: 86,4 cm và 11,5 kg.
36 tháng tuổi (3 tuổi), bé trai: 96,1 cm và 14,3 kg; bé gái: 95,1 cm và 13,9 kg.
42 tháng tuổi, bé trai: 99,9 cm và 15,3 kg; bé gái: 99 cm và 15 kg.
48 tháng tuổi (4 tuổi): bé trai: 103,3 cm và 16,3 kg; bé gái: 102,7 cm và 16,1 kg.
54 tháng tuổi, bé trai: 106,3 cm và 17,3 kg; bé gái: 106,2 cm và 17,2 kg.
60 tháng tuổi (5 tuổi), bé trai: 110 cm và 18,3 kg; bé gái: 109,4 cm và 18,2 kg.
Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.
GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết, khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn.
Theo GS Nhạn, nhưng năm gần đây mức độ tăng trưởng của trẻ em tăng nhanh chóng; tuy nhiên, việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành thị và nông nông. Phổ biến nhất là trong bát bột của trẻ em nông thôn đang thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, nhưng ngược lại trẻ em thành phố lại ăn quá nhiều thịt, bánh ngọt và các chất béo khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là 22,7%.