Làm sao để thoải mái khi mang thai?

16:09 10/02/2014

(Giúp bạn)Da căng hơn, cơ thể trông phì nhiêu hơn, những cơn bốc hỏa thường xuyên, rồi nôn ọe… Đó là những bất tiện bạn phải chịu khi muốn có một thiên thần! Nhưng đừng vội bi quan quá, vẫn có thuốc giải mà…

1. Quan tâm đến liệu pháp massage trước khi sinh.

Việc này giúp giải tỏa những căng thẳng và stress trong khi tăng cường sự lưu thông của máu bằng bài xoa bóp phía dưới được thiết kế dành riêng cho phụ nữ có thai.

Hầu hết các cơ sở spa bây giờ đều cung cấp dịch vụ massage trước khi sinh chuyên biệt để làm giảm các cơn đau nhức do mang thai mà ra. Nhưng cần có sự tư vấn kỹ của bác sĩ theo dõi và những chuyên viên massage nhiều kinh nghiệm và uy tín.

2. Mua sắm quần áo mới dành cho việc mang thai.

Đã đến lúc bạn nên nói lời giã biệt những bộ quần áo thường ngày không phù hợp cho việc mang thai của bạn. Hãy chọn cho bạn những bộ đồ dành mặc riêng cho giai đoạn đặc biệt này, vừa thoải mái vừa tôn lên những đường cong khác bấy lâu chưa lộ diện cho đến khi bạn có thai.

3. Ăn uống hợp lý.

Đừng quá kiêng khem, hãy cho phép bạn thoải mái với những món ăn bạn vẫn hằng dùng trước kia. Tất nhiên vẫn cần có sự tham vấn của bác sĩ. Tuy vậy, cần lưu ý đến các món ăn ngọt. Hãy giảm bớt khẩu lượng đường bạn ưa thích xuống một chút. Vì nếu quá lạm dụng đường trong giai đoạn này bạn có thể gặp tình trạng tâm tính thay đổi bất thường tùy theo việc trồi sụt của lượng đường hấp thụ.

4. Thể dục thể thao.

Các bài tập aerobic nhẹ, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng, các bài tập yoga trước khi sinh sẽ giữ cho cơ thể và tinh thần của bạn trong trạng thái tốt nhất suốt chín tháng mang nặng, bất chấp thời tiết. Không nên quên tham vấn bác sĩ mỗi khi bạn muốn bắt đầu hay chuyển sang một hoạt động thể dục thể thao nào khác.

5. Lên kế hoạch.

Lên kế hoạch trước cho ngày nở nhụy khai hoa sẽ giúp bạn giảm nhiều stress và những lo lắng không đáng có. Ví dụ: sửa soạn những gì cần khi đến bệnh viện phụ sản, chuẩn bị sẵn tem và bì thư cho việc thông báo ngày bạn sinh, rồi những gì dành cho việc chăm sóc bé như tã lót, phấn cho bé… Bạn có thể ghi ra một bảng danh mục những gì cần thiết và chỉ định người nào có trách nhiệm chăm sóc bạn tìm mua.

6. Quan hệ tình dục!

Khi có thai dẫu cho có những khó khăn về phương diện tiếp xúc hình thể nhưng không vì thế mà các nội tiết tố có liên quan đến ham muốn tình dục của bạn cũng phải câm lặng, và một khi bác sĩ đã bật đèn xanh cùng với những chỉ dẫn về tư thế quan hệ thích hợp thì bạn hãy yên tâm! Những đè nén không đáng có sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tính của cả người mẹ lẫn đứa con sau này.

Comments