Làm thế nào để thoát chứng trầm cảm sau sinh?

14:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh này còn lo sợ con mình bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Nguyên nhân chứng trầm cảm sau sinh

Trao đổi trên Vnexpress, theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hoóc môn tuyến giáp giảm nhanh chóng kết hợp với sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.

Mâu thuẫn gia đình, khó khăn tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân cũng là một nguyên nhân. Còn có nguyên nhân di truyền: trong gia đình từng có người bị trầm cảm thì nguy cơ bệnh cao.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trước hết đến bản thân người mẹ: thể chất sụt cân, suy dinh dưỡng; tinh thần suy nhược, hoang tưởng, có hành vi nguy hiểm...

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến người thân: chồng và con không được chăm sóc tốt, gia đình không vui vẻ. Ở mức độ nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41,2%).

Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, rất nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Triệu chứng của chứng trầm cảm sau sinh

Suy nhược cơ thể: nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, đôi khi có cảm giác bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi nên lâm vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng: thường là về sức khoẻ bản thân. Dù bác sĩ chẳng tìm ra nguyên nhân, họ cứ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó, thường là ở đầu và cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể do các vấn đề về tim. Càng than phiền về sức khoẻ càng làm cho họ thêm stress.

Hoảng hốt: người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hàng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại.

Căng thẳng: họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này không thể giải quyết bằng thuốc an thần.

Bị ám ảnh: có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này có thể đi kèm cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.

Mất tập trung: khó đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy kém trí nhớ, đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ.

Rối loạn giấc ngủ: họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài.

Mất hứng thú tình dục: thường kéo dài một thời gian, nên các ông chồng cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi người mẹ hết trầm cảm.

Đối phó với trầm cảm sau sinh

Giải pháp tốt nhất để đối phó với chứng trầm cảm sau sinh là ngay từ thời kỳ mang thai, cả người mẹ và người cha tương lai cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc này sẽ giúp họ không gặp khó khăn khi chăm sóc trẻ và tạo điều kiện cho con yêu được khỏe mạnh, mặt khác, đây còn là cơ hội để người chồng thể hiện sự quan tâm của mình đối với vợ con.

Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng cần thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ công việc gia đình với nhau.Chứng trầm cảm sau sinh thường tự khỏi. Nhưng sau một thời gian, nếu không thuyên giảm, thậm chí nặng lên thì bà mẹ trẻ cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.

Hoặc ngay khi cai sữa cho trẻ, các bà mẹ nên sử dụng một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp cải thiện chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng.

Tham khảo thuốc: Fluoxetin 20mg

Chỉ đinh: Bệnh trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Mẹo giữ đôi mắt luôn khỏe mạnh
-2 Bé gái có bị mắc bệnh u buồng trứng không?
-3 Những đối tượng không được sử dụng thuốc tránh thai
-4 Thời điểm bổ sung sắt hợp lý cho bà bầu

Theo GDVN

Comments