Lưu ý trong bảo quản và dùng sữa bột hợp vệ sinh
(Giúp bạn)Với hộp sữa bột đã mở nắp, chỉ nên bảo quản ở chỗ khô, mát, tuyệt đối không cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- 1Lau sạch nắp hộp sữa trước khi mở hộpCách này giúp loại bỏ bụi bẩn, chất lỏng bám trên nắp hộp sữa.
- 2Phải rửa tay của mẹTrước khi pha sữa cho con, bạn nên rửa tay với xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Lau khô tay sau đó bằng khăn bông khô, sạch.
- 3Tuân thủ hướng dẫn pha sữa trên vỏ hộpTùy nhãn sữa, nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sữa cẩn thận. Pha thiếu nước sẽ làm hại thận bé và gây mất nước, trong khi pha thừa nước sẽ khiến bé bị thiếu kalo và dinh dưỡng, làm bé chậm lớn. Vì thế, hãy ghi nhớ cách pha sữa dựa trên số thìa sữa và số ml khắc trên bình sữa của con.
- 4Chỉ dùng nước đun sôi pha ấm với nước đun sôi để nguộiĐộ ấm của sữa rất quan trọng, nhất là với những tháng đầu đời của bé. Bởi vì nóng quá sẽ nguy hiểm cho bé, còn nguội quá sẽ khiến bé không chịu bú.Nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong sữa. Vì thế, với sữa bình ấm, cần cho bé bú ngay. Nếu bé nhà bạn không bú hết thì sau 1 tiếng, nên bỏ sữa thừa đi. Bởi vì vi khuẩn từ miệng bé đã làm ô nhiễm sữa trong bình. Nếu bú lại sữa thừa sau 1 tiếng, bé rất dễ bị nhiễm bệnh.
- 5Nhận biết cách triệu chứng sức khỏe khi dùng sữa bìnhCác dấu hiệu sức khỏe có liên quan tới sữa bình gồm tiêu chảy và nôn trớ. Nếu bạn thấy con có những triệu chứng này, ghi là do sữa bình, bạn cần đưa bé đi khám ngay. Bệnh có liên quan tới sữa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là những bé nhũ nhi vì nó dẫn tới mất nước, giảm chức năng thận, thậm chí tử vong.Đôi khi, sữa bột dành cho bé có thể bị nhiễm khuẩn, chứa chất có hại do lỗi của nhà sản xuất. Vì thế, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức để biết có loại sữa nào bị thu hồi hoặc tạm ngưng sản xuất do lỗi từ nhà sản xuất hay không.