Mách bạn tác hại và cách chống ngộ độc rượu bia hiệu quả

Biện Như Thinh 15:08 22/01/2017

(Giúp bạn) - “Nam vô tửu như cờ vô phong” – dường như quan niệm đó đã khiến cho rất nhiều những đấng mày râu phải say bí tỉ trong ngày Tết. Vậy làm sao để chống ngộ độc rượu bia?

Tác hại của uống nhiều rượu bia:

 Tác hại của uống nhiều rượu bia

Có rất nhiều những lý do để các chàng phải uống nhiều rượu bia, ví dụ như: công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt hay những cuộc vui khi gặp gỡ bạn bè làm các chàng khó mà tránh được những lời mời rượu, bia. Có thể tửu lượng của bạn không được cao hay do bạn uống quá nhiều thì cảm giác say xỉn thật khó chịu.

Những cơn say triền miên cũng gây ra những căn bệnh không ngờ tới, ảnh hưởng đến sinh lý, gây xuất tinh sớm, yếu sinh lý khi quan hệ tình dục.

Lời khuyên của bác sĩ đối với những người uống rượu, bia:

 Lời khuyên của bác sĩ đối với những người uống rượu, bia

Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với rượu bia thì nên bỏ sẵn trong túi sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, uống trước khi dùng rượu bia sẽ có tác dụng tạo ra 1 lớp màng nhầy bao niêm mạc dạ dày. Từ đó, làm giảm tác hại của rượu bia đến cơ thể người.

Lời khuyên để tránh say rượu bia:

 Lời khuyên để tránh say rượu bia

- Hãy biết lựa sức mình, biết người biết ta, uống vừa đủ, tránh việc uống quá nhiều, bị chuốc say.

- Biết nói lời từ chối khéo léo khi cần thiết tránh việc bị chuốc say.

- Không nên uống bia rượu khi bụng còn đói, điều này rất dễ khiến bạn bị say và dễ bị đau dạ dày.

Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu bia:

 Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu bia

+ Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn.

+ Nên uống nhiều nước tránh mất nước: Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh. Có thể cho uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

+ Khi ngộ độc rượu không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại, dễ bị nhiễm trùng.

+ Không để bệnh tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.

Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

+ Bệnh nhân nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu.

+ Lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ.

+ Vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu.

+ Co giật. Thở chậm, thở không đều, tím tái.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thể xua tan đi cơn say để có thể tỉnh táo hơn và thoải mái hơn đảm bảo sức khỏe và an toàn trong ngày Tết. Những mẹo vặt gia đình trên chỉ là những giải pháp tức thời làm cơ thể bạn tỉnh táo nên tốt nhất bạn nên hạn chế rượu bia chúc tụng để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bạn nhé!. 

Comments