Mách chồng những chuyện khó nói của mẹ bầu

10:53 11/02/2014

(Giúp bạn)Mang thai là thời kỳ mà cơ thể người phụ nữ sẽ có ít nhiều sự thay đổi do lượng hormone trong cơ thể biến đổi và các cơ quan cần thích nghi dần với sự phát triển của em bé.

Trong thời gian này một số triệu chứng, sự cố mà trước giờ bạn chưa bao giờ gặp có thể sẽ xuất hiện và gây cho bạn chút bối rối. Vậy những sự cố khó nói mà các bà bầu có thể gặp phải là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu và tham khảo lời khuyên hữu ích.

  • 1

    Són tiểu

    - Triệu chứng: Són tiểu là triệu chứng thường hay gặp ở thai phụ đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Đó là trường hợp mà một lượng ít hoặc nhiều nước tiểu bị són ra ngoài mà bạn không thể kiểm soát được, són tiểu có thể xảy ra khi bạn ho, ắt xì hay cười lớn, điều này thường gây cảm giác ngại ngùng, bất tiện cho thai phụ.

    - Nguyên nhân: Do thai ngày càng phát triển, dạ quang to ra sẽ chèn ép vào vùng bàng quang đồng thời vào cuối thai kỳ, đầu của em bé sẽ di chuyển xuống khung chậu và đè lên bàng quang gây nên cảm giác buồn tiểu đi tiểu liên tục và triệu chứng són tiểu.

    - Lời khuyên: Một số phụ nữ chọn cách hạn chế uống nước để khắc phục hiện tượng són tiểu này, điều này là hoàn toàn không nên vì có thể khiến cơ thể bị thiếu nước và em bé trong bụng bị thiếu nước ối. Bạn cần biết són tiểu khi mang thai là chỉ là hiện thượng bình thường không nên quá lo lắng vì sau khi sinh triệu chứng này sẽ mất đi. Bạn có thể hạn chế són tiểu bằng cách:

    + Đi tiểu thường xuyên, khi thấy tức bụng và ngay cả khi bạn không thấy mắc tiểu để tránh bàng quang đầy nước.

    + Bài tập kegel giúp luyện tập cơ xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và  làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang.

    - Tuy nhiên nếu hiện tượng són tiểu kết hợp với triệu chứng đau gắt khi tiểu, cảm giác buốt thì  cần nên gặp bác sĩ ngay vì có thể són tiểu là triệu chứng của căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

    mach-chong-nhung-chuyen-kho-noi-cua-me-bau-1
  • 2

     Táo bón

    - Táo bón ở thai phụ xảy ra thường do các nguyên nhân như sau: do thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, do chế độ ăn uống ít chất xơ, ngoài ra do sự phát triển của thai nhi chèn ép và do quá trình tăng cân, mệt mỏi trong quá trình mang thai mà thai phụ thường hạn chế các hoạt động thể dục... nên dễ gây ra hiện tượng táo bón.

    Chế độ dinh dưỡng đủ thành phần nhưng có chọn lọc giúp hạn chế chứng đầy hơi.

    - Lời khuyên:

    + Cố gắng tập luyện thói quen đi tiêu và tốt nhất là vào buổi sáng do trong thời gian này đại trực tràng có hoạt động nhu động mạnh nhất, có thể lúc đầu chưa quen nhưng dần dần sẽ thích ứng.

    + Uống nhiều nước khoảng 7- 8 ly nước mỗi ngày vì nước giúp làm mềm và dễ dàng thải chất thải ra ngoài do đó khắc phục phần nào nguy cơ táo bón,  ăn chất xơ (bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây)

    + Cố gắng vận động với chế độ tập luyện phù hợp với sức khoẻ và cơ thể của thai phụ.

     

    mach-chong-nhung-chuyen-kho-noi-cua-me-bau-2

    Hãy chia sẻ với chồng bài viết này để anh ấy hiểu bạn hơn.

  • 3

    Xì hơi/ Ợ hơi

    Đó thật là một cảm giác ngại ngùng, xấu hổ mà các bà bầu gặp phải khi không may xì hơi/ ợ hơi trước đám đông.  Thậm chí có những bà bầu có thể cứ 5 phút xì hơi một lần mà không kiểm soát được tình trạng này. Nguyên nhân là do khi mang thai hệ tiêu hoá của thai phụ sẽ hoạt động chậm hơn bình thường, những vi khuẩn trong ruột có nhiều thời gian để tiêu hoá và men tiêu hoá cũng tạo nên nhiều hơi khí trong ruột hơn. Ngoài ra nếu chế độ ăn uống hàng ngày lại có nhiều thực phẩm dễ gây đầy hơi thì việc xì hơi cũng là điều dễ hiểu.

    - Lời khuyên:

    + Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm bạn xì hơi nhiều như  phô mai, kem, hành tây,  tỏi, bắp cải, khoai lang, đậu...

    + Ăn thành nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa vì bạn có thể nuốt thêm không khí vào ruột.

  • 4

    Chứng ngứa khi mang thai

    - Ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng thường gặp mà 14% thai phụ phải đối diện mà nguyên nhân rất phong phú và đa dạng, có thể do:

    + Da bị rạn, giãn ra do sự phát triển của thai nhi, sự rạn da này là nguyên nhân làm cho 20% thai phụ bị ngứa. Các vùng ngứa do rạn da thường gặp là vùng bụng, ngực, đùi.

    + Do tăng sinh mạch máu  trong quá trình thai kỳ làm cho da trở nên nhạy cảm và tăng tiết mồ hôi gây ngứa.

    + Một số thai phụ bị viêm nang lông.

    + Chứng ứ mật trong gan có thể làm da thai phụ bị khô và ngứa.

    - Lời khuyên:

    + Nếu ngứa do mồ hôi ra nhiều thì cần mặc quần áo thông thoáng bằng cotton,  mặc quần áo chật cũng có thể gây ngứa do tắc nghẽn lưu thông máu , tắm rửa thường xuyên, loại bỏ tế bào chết trên da làm da thông thoáng.

    + Cố gắng không gãi vì càng gãi thì bạn lại càng cảm thấy vùng ngứa lan rộng nhiều và có cảm giác ngứa nhiều hơn. Điều này tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, hãy cố gắng hạn chế ngứa bằng cách chườm lạnh hay nóng.

    + Không tắm nước nóng lâu do sau khi tắm, da bạn dễ bị khô và gây ngứa hơn.

    + Lưu ý đến độ PH của loại sữa tắm bạn sử dụng, hãy thử thay đổi sữa tắm xem tình trạng ngứa có được khắc phục không do độ PH không phù hợp có thể làm da kích ứng.

  • 5

     Bệnh trĩ

    Có rất nhiều trường hợp thai phụ ngạc nhiên vì trước khi mang thai không hề mắc bệnh trĩ  nhưng trong thời gian mang thai lại đối diện với căn bệnh có thể làm cho vùng hậu môn sưng và có thể chảy máu khi đi tiêu, nếu nặng có trường hợp trĩ bị lồi ra ngoài gây đau. Các bác sĩ cho rằng thai phụ  mắc  bệnh trĩ trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường đối với thai phụ mà nguyên nhân là do:

    + Khi thai nhi phát triển lớn làm tử cung cũng to dần và tạo áp lực đối với tĩnh mạch vùng xương chậu, khiến cho những tĩnh mạch xung quanh hậu môn không được lưu thông từ đó hình thành trĩ.

    + Táo bón kéo dài. Khi bị táo bón thai phụ thường phải rặn khi đi tiêu, chính việc rặn khi đi tiêu tạo áp suất làm cho tĩnh mạch vùng hậu môn căng, thời gian kéo dài rất dễ làm thai phụ bị bệnh trĩ.

    - Lời khuyên:

    + Không ngồi lâu liên tục, nên thay đổi tư thế thường xuyên

    + Chế độ dinh dưỡng uống nhiều nước, chất xơ, tránh không để táo bón kéo dài

    + Trong trường hợp trĩ ở thai phụ do thai nhi phát triển thì bạn nên khám với bác sĩ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Comments