Mang thai khi lớn tuổi: Nguy cơ cao cho cả hai mẹ con

14:46 14/04/2015

(Giúp bạn)Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bản thân và con sau này...

Báo điện tử Đồng Nai cho biết, ngày nay không ít phụ nữ, nhất là giới trí thức thường tập trung cho công việc, học hành, thăng tiến nên kết hôn muộn và sinh con khi đã ở độ tuổi ngoài 30, thậm chí 35-40 tuổi. Việc mang thai khi tuổi sinh đẻ đã chững lại sẽ gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Nguy cơ tiềm ẩn nếu mang thai khi lớn tuổi

Nhiều nguy cơ dị tật thai nhi

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa sản 1 (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), mốc tuổi 35 là độ tuổi thể hiện rõ nhất những nguy cơ bất thường cho thai kỳ với một bà mẹ mang thai lần đầu.

Đây cũng là giai đoạn khó khăn trong việc đậu thai do khả năng thụ thai của chị em đã giảm bởi chu kỳ rụng trứng bắt đầu rối loạn. Đây cũng là giai đoạn thai kỳ dễ mắc các nguy cơ tăng cao hội chứng Down và rối loạn do nhiễm sắc thể.

Không phải bà mẹ nào mang thai ở độ tuổi này cũng gặp các biến chứng thai kỳ, nhưng qua nghiên cứu, y học cho thấy, mang thai ở độ tuổi 35 trở lên, tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng Down khoảng 1/378 trường hợp, là 1/100 trường hợp đối với những bà mẹ mang thai ở tuổi trên dưới 40 và 1/30 đối với những bà mẹ ở tuổi 45.

Ngoài ra, những bà mẹ mang thai lớn tuổi thường dễ mắc các bệnh như đái tháo đường, sẩy thai, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân và nhiều vấn đề bất lợi khác trong suốt thai kỳ, phổ biến nhất là nhau tiền đạo, dễ gây băng huyết trong quá trình sinh nở, mất cơn co tử cung và suy tim thai.

-1

Khả năng sinh sản

Theo Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai, chắc chắn không phải là vấn đề đối với tất cả phụ nữ trên 30 tuổi, nhưng đối với cả hai giới thì khả năng sinh sản đều suy giảm sau tuổi 30. Đó không phải là sự suy giảm dễ nhận thấy và không thể xác định đến tuổi nào thì bắt đầu.

Phụ nữ ở những năm cuối của tuổi 30 thường giảm rụng trứng, trứng có thể khó thụ tinh hơn và dễ có vấn đề ở nội mạc tử cung cũng như dễ tắc vòi trứng.

Hiện đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong điều trị sinh sản, giúp phụ nữ hiếm muộn có thể mang thai. Những quan tâm ngay từ khi chưa thụ thai có thể giúp phụ nữ phòng ngừa và nhận diện những vấn đề tiềm ẩn.

Những vấn để khi mang thai

Mặc dù phụ nữ trên 35 tuổi, dễ có biến chứng thai nghén, nhưng điều này thường do các bệnh đã có từ trước (như các vấn đề về huyết áp…) hơn là do tuổi tác và do có thai nghén. Vì thế, được tư vấn ngay từ khi chưa thụ thai có thể giúp phụ nữ nhận ra những gì cần làm để khỏe mạnh ngay từ khi chưa mang thai.

Chuyển dạ và các biến chứng khi sinh

Khi sinh, có nhiều vấn đề hơn ở phụ nữ trên 35 tuổi. Một số biến chứng dễ xảy ra hơn độ tuổi này như các vấn đề về huyết áp khiến phải can thiệp bằng mổ lấy thai và gây chuyển dạ.

Thời gian chuyển dạ và giai đoạn mở cổ tử cung dài hơn cũng lý giải vì sao tỷ lệ mổ lấy thai gia tăng. Chăm sóc trước đẻ và chăm sóc bản thân có thể giúp phòng ngừa và giảm bớt các nguy cơ tiềm ẩn này.

-2

Lời khuyên cho phụ nữ mang thai khi lớn tuổi

Tuổi sinh con đầu lòng ở phụ nữ tốt nhất là trước 30. Tuy nhiên, với những lý do nào đó, phụ nữ làm mẹ ở độ tuổi không thuận lợi này cũng không phải vì thế mà quá hoang mang, có điều các chị em cần có hiểu biết và chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ mà mình có thể gặp phải.

Chuẩn bị cho thai kỳ và sinh nở khỏe mạnh cần được các chị em xác định là vấn đề quan trọng. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước thời gian mang thai sẽ giúp giảm phần nào những bất lợi trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, khi có kế hoạch mang thai, các bà mẹ cũng nên tiêm phòng những bệnh như Rubella, cảm cúm, thủy đậu… từ 3-6 tháng trước khi có thai. Tuân thủ đầy đủ lịch thăm khám thai của bác sĩ là rất quan trọng.

Đối với những phụ nữ bị mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường cần báo cho bác sĩ biết để theo dõi và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thai kỳ.

Cần tiến hành tầm soát hội chứng Down và các dị tật khác trước tuần thai thứ 12 và 22 của thai kỳ để khi phát hiện thai nhi có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ và gia đình có nên giữ thai lại hay không; uống bổ sung các loại vitamin, axit folic và ăn đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.

Nguy cơ sẩy thai ở 3 tháng đầu và đẻ non ở 3 tháng cuối thai kỳ đối với những bà mẹ mang thai lớn tuổi cũng rất cao nên chị em cần đi khám khi có các dấu hiệu bất thường, như: đau bụng, xuất huyết âm đạo...

Cần tuyệt đối tránh các chất kích thích, như: thuốc lá, rượu, cà phê vì đây là những chất dễ gây các biến chứng sẩy thai hoặc đẻ non.

Thuốc tham khảo: Uniferon B9b12

-  Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú khi thức ăn không cung cấp đủ.
-  Những người kém hấp thu sắt như cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mãn tính.

-  Chứng da xanh mệt mỏi ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.
-  Thiếu máu do thiếu sắt, acid folic và vitamin B12.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bệnh tim mạch là gánh nặng cho phụ nữ mang thai
-4 Cách chăm sóc ngực khi mang thai
-5 Chăm sóc sức khỏe khi mang thai
-6 Cần đặc biệt chú ý bệnh tuyến giáp khi mang thai

Theo GDVN

Comments