Máu nhiễm chì có ảnh hưởng tới hành vi của trẻ

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của chì, vì chì có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và bộ não đang phát triển của trẻ.

Máu nhiễm chì ở trẻ

Sức khỏe cộng đồng cho biết, mặc dù đã có nhiều tài liệu về vấn đề tiếp xúc với chì làm giảm chỉ số IQ ở trẻ nhưng chúng ta lại biết rất ít về tác động của nó đối với sức khỏe hành vi và cảm xúc của chúng.

Hiện tai, có một nghiên cứu mới cho thấy rằng vấn đề tình cảm và hành vi ở trẻ em trước tuổi đến trường rõ ràng là có bị ảnh hưởng ngay cả ở mức tương đối thấp khi tiếp xúc với chì. Mức độ của chì trong máu tăng càng cao thì cảm xúc của trẻ càng biến động nhiều.

-1

(Ảnh minh họa)

Viết trên tạp chí Nhi khoa JAMA, Tiến sĩ Liu Jianghong của Trường điều dưỡng tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia báo cáo họ đã phân tích mối liên hệ giữa mức độ chì trong máu ở hơn 1300 trẻ mẫu giáo Trung Quốc và các vấn đề về hành vi, cảm xúc, chẳng hạn như dấu hiệu của việc lo lắng, chán nản, hay gây hấn ở chúng. Tiến sĩ Liu nói, "Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của chì, vì chì có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và bộ não đang phát triển của trẻ.

Các nghiên cứu về trẻ em ở Mỹ đã liên kết việc tiếp xúc với chì để giải thích vấn đề hành vi. Các hành vi này hướng vào những hành động như gây hấn và bắt nạt. Tiến sĩ Kimberly Gray, nhà khoa học quản trị y tế tại Viện Khoa học sức khỏe môi trường (NIEHS) cho biết.

Tiến sĩ Gray nhấn mạnh nghiên cứu này cung cấp thêm nhiều bằng chứng cho thấy không có mức độ chì an toàn và rất quan trọng để tiếp tục nghiên cứu việc tiếp xúc với chì ở trẻ em trên toàn thế giới, và để hiểu đầy đủ những thay đổi hành vi ngắn hạn và dài hạn qua các mốc phát triển. Mức độ chì trong máu trung bình ở trẻ em trong nghiên cứu này là 6,4 mcg/ decilit.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hiện nay sử dụng một mức tham chiếu 5 mcg/decilit. Nếu nồng độ cao hơn mức này ở trẻ em thì được coi là cao hơn bình. Các cơ quan liên bang ước tính có khoảng nửa triệu trẻ em Mỹ tuổi từ 1-5 có mức chì trong máu cao hơn mức độ này..

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ chì trong máu khi trẻ mẫu giáo ở độ tuổi từ 3 đến 5. Sau đó, khi trẻ em ở 6 tuổi, giáo viên và phụ huynh điền vào bảng câu hỏi để đánh giá vấn đề tình cảm và hành vi của trẻ. Trong nghiên cứu này, các em có nồng độ chì trong máu cao cho thấy một xu hướng tăng lên về nội hóa hành vi, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm.

Tuy nhiên, các tác giả thừa nhận việc sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi các bậc cha mẹ và giáo viên vẫn chưa phải là một chẩn đoán lâm sàng. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng vấn đề tình cảm và hành vi cũng phụ thuộc vào tuổi và giới tính.

Họ kết luận rằng "tiếp tục theo dõi nồng độ chì trong máu, cũng như đánh giá lâm sàng hành vi tâm lý thường xuyên ở trẻ phải được đảm bảo."

Nguồn nguy cơ nguy hiểm gây nhiễm độc chì ở trẻ

Theo Khám phá, những loại sơn cửa, sơn tường,... thường là nguyên nhân làm cho bé bị nhiễm độc chì, và còn nguy hiểm hơn nếu đó là loại sơn gốc chì.

Thông thường, các mẩu sơn sẽ rất dễ bị tróc ra mỗi khi bố mẹ đóng, mở cửa hoặc làm sứt tường và sẽ làm phân tán trong không khí. Với những trẻ nhỏ, nhất là bé mới tập đi, mới mọc răng, việc tiếp xúc với sơn tường, sơn cửa là điều diễn ra thường xuyên, vì bé không chỉ hay bám tường, vịn cửa,… rồi mút tay; mà bé còn có xu hướng ngậm, cắn bất cứ thứ gì có trong tay nữa.

Nguy hiểm hơn, những mảnh vụn sơn chì lại thường có vị ngọt khiến trẻ thích thú, điều đó thực sự rất nguy hiểm với con. Việc nuốt hay thậm chí là hít không khí có các phần tử chì cũng khiến trẻ có nguy cơ ngộ độc.

Lượng chì trong máu cao sẽ khiến trẻ bị khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển, làm giảm chỉ số IQ và khả năng học tập của con.

Bé cũng có thể có một số hành vi bất thường (như quá kích động, hung dữ, chểnh mảng), đồng thời khả năng nghe của bé cũng bị ảnh hưởng một phần. Ngoài ra, nhiễm độc chì có thể khiến bé mắc bệnh thận, thiếu máu, thậm chí là gây tử vong ở trẻ.

Vì thế, nếu bố mẹ đang lo lắng vì lỡ để con tiếp xúc nhiều với chị, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, kiếm tra nồng độ chì trong máu con.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cách sử dụng thuốc an toàn
-3 Làm gì khi trẻ biếng ăn?
-4 Ghế ngồi ăn cho bé giá khoảng 800 nghìn đồng
-5 Ăn sáng giúp trẻ tăng khả năng học hỏi


Theo GDVN

Comments