Mẹ có thể chữa trĩ khi đang cho con bú không?
(Giúp bạn)Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước.
Theo Vnexpress, táo bón là hiện tượng thức ăn lưu cữu trong ruột lâu ngày tạo thành các độc tố, gốc tự do, chất béo bão hòa. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột, gây táo bón mà còn có nguy cơ bị lên men hoặc tái hấp thu vào trong máu gây mỡ máu cao.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nồng độ quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ; kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; thai phụ ít vận động.
Có nhiều loại thuốc điều trị trĩ không ảnh hướng tới việc nuôi con bú (Ảnh minh họa)
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.
Nếu mắc bệnh ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bệnh nhân không nên phẫu thuật. Sau khi sinh con được khoản 4 tháng, bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc mất đi nếu bệnh nhân có phương pháp đúng.
Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, theo bác sĩ Trần Kim Anh, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ hiệu quả. Nếu trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1, 2) thì chỉ cần điều trị bằng nội khoa (bằng thuốc Đông y hoặc Tây y). Nếu mức độ nặng (độ 3 - búi trĩ không tự co lên được), có thể thắt hoặc tiêm xơ búi trĩ hoặc cắt trĩ.
Nên chú ý chế độ ăn: không ăn chất cay nóng như tiêu ớt, ăn nhiều rau tươi, quả chín và nhớ uống đủ nước (2 lít/ngày) để không bị táo bón thì sẽ hạn chế chảy máu. Có thể khám và điều trị trĩ ở bệnh viện hoặc phòng khám Đông y. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị trĩ không ảnh hưởng đến việc nuôi con bú.
Tham khảo thuốc: Safinar Chỉ định: Làm co búi trĩ, giảm đau rát, đi ngoài ra máuĐiều trị trĩ nội, trĩ ngoại, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát |
Tiến Khê
Theo GDVN