Mẹ quá béo trong thời kỳ mang thai con sẽ thiếu sắt
(Giúp bạn)Mẹ béo lên trong thời kỳ mang thai là điều rất bình thường, nhưng quá béo lại khô
- 1
Thiếu sắt làm tổn hại tới quá trình phát triển trí lực của trẻ
Đại não rất nhạy cảm với việc thiếu sắt, trẻ em sẽ phát triển lành mạnh khi không thiếu sắt, trẻ thiếu sắt sẽ không hoạt bát, thường hay khóc, phản ứng không nhanh nhạy, không chú ý tới những sự vật quanh mình. Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển IQ của trẻ mà còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của trẻ. Khi huyết sắc tố của trẻ thấp hơn mức bình thường có thể sinh ra hiện tượng chán ăn, thể trọng không tăng, khả năng hấp thụ kém. Thiếu sắt khiến cho khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ giảm xuống, thường xuyên bị bệnh, sức sống cũng kém.
Mẹ tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng đến thai nhiTrong khoảng thời gian từ 0 – 3 tuổi là thời kỳ quan trọng phát triển đại não của trẻ. Thiếu sắt ở giai đoạn này sẽ làm tổn hại rất lớn tới sự phát triển về mặt trí lực của trẻ. Nếu trẻ thiếu sắt bẩm sinh sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như chậm phát dục và vận động, tư duy bị trở ngại. Vì vậy, các bà mẹ nên đặc biệt chú ý ăn nhiều thực phẩm sạch, điều chỉnh thể trọng của mình hợp lý.
- 2
Thể trọng của mẹ tăng quá nhanh
Sau khi mang thai thể trọng tăng vừa phải là bình thường, nhưng nếu tăng quá nhanh, quá nhiều là dấu hiệu không bình thường. Thường thì phụ nữ mang thai trong 13 tuần đầu thể trọng không thay đổi nhiều so với trước. Sau 13 tuần mỗi tuần nên tăng khoảng 350g, cho tới khi mang thai đủ tháng thì thể trọng nên tăng ở mức khoảng 12.5kg. Nếu trong 13 tuần đầu mang thai thể trọng tăng trên 2.5kg, hoặc sau 13 tuần trung bình mỗi tuần tăng trên 500g, như vậy tổng cộng trong thời gian mang thai đã tăng lên trên 15kg có thể xem là không bình thường, nên có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng để con được khỏe mạnh
- 3
Mỗi tuần tăng khoảng 350g
Vì vậy có thể thấy, sau khi phụ nữ mang thai, bất luận là trước đây béo hay gày đều phải khống chế tốt thể trọng sau khi mang thai, nên ăn uống điều độ. Như vậy có thể tăng cường dinh dưỡng, hạn chế được lượng chất béo, không ăn đồ lạnh, ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Ngoài ra còn có thể tăng cường tập thể dục, thúc đẩy tiêu hao năng lượng và chất béo, phòng tránh thể trọng tăng quá nhanh, quá nhiều. Thường xuyên đi kiểm tra tình trạng sức khỏe và thể trọng, khống chế mỗi tuần thể trọng tăng khoảng 350g, nếu thấy tăng quá nhanh nên kịp thời điều chỉnh. Ngoài ra còn phải kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi.