Ngộ độc do dầu gội, sữa tắm ở trẻ em

14:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, ngộ độc hóa chất gia dụng như dầu gội đầu, sữa tắm, dung dịch tẩy rửa chiếm 60% ở trẻ em 1-3 tuổi.

Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Kim Thoa chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, ngộ độc do hóa chất gia dụng như: dầu gội đầu, sữa tăm, dung dịch tẩy rửa là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Thống kê tại BV Nhi Đồng 1 TP. HCM, có đến hơn 60% số trường hợp xảy ra ở trẻ em 1-3 tuổi.

Đa số các trường hợp nguyên nhân do sự sơ suất, lơ là của người lớn và vì những tác nhân là các sản phẩm gia dụng có sẵn ở trong nhà.

-1

Không để trẻ cầm chơi với các chai lọ hóa chất

Theo bác sĩ, hầu hết dầu gội đầu hiện nay trong thành phần chủ yếu gồm các chât có hoạt tính bề mặt là anion hoặc phi anion, tinh dầu thơm, và rất nhiều nước. Ngoài ra còn có thể có ethanol, methanol hoặc isopropyl alcohol.

Các loại muối chủ yếu trong thành phần các sản phẩm tắm gội là muối vô cơ, thường thấy là natri clorua không độc. Sữa tắm có thành phần chủ yếu là chất hoạt tính bề mặt, chất chuyển thể sữa, chất bảo quản và muối khoáng hoặc dầu thực vật.

Một số loại sữa tắm có thành phần chính là tinh dầu như dầu khuynh diệp hay dầu bạc hà. Việc tắm gội với những chất này thường không gây vấn đề gì, trừ khi những trẻ này có cơ địa nhạy cảm với một hoặc nhiều thành phần trong sữa tắm, có thể làm tăng phản ứng nhạy cảm gây viêm da dị ứng.

Nếu nuốt vào một lượng vừa phải các sản phẩm này có thể gây ngộ độc nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa, lượng nhiều có thể gây rối loạn các chất điện giải. Nếu hít sặc vào phổi lượng nhiều có thể gây viêm phổi hóa học.

Độc chất

Độc chất đáng chú ý trong dầu gội, sữa tắm là isopropyl alcohol được hấp thụ và phân phối một cách nhanh chóng, với thể tích phân phối là 0,6L/kg. Nó được men alcohol dehydrogenase chuyển hóa thành acetone với chu kỳ bán hủy từ 2h30’ - 3h. Đối với dung dịch isopropyl alcohol 70%, chỉ cần nuốt vào từ 0,5 - 1ml/kg đủ để gây ngộ độc.

Những dầu tắm trong thành phần có các tinh dầu được cho là an toàn như: khuynh diệp, nhựa thông, dầu thông, bạc hà và quế, chứa các chất cồn, ester, và ketones có thể gây đỏ ngứa da do viêm da dị ứng xuất hiện trong khoảng thời gian 12 giờ sau khi tiếp xúc. Tinh dầu còn gây kích thích niêm mạc. Chỉ cần 10ml chế phẩm dầu đậm đặc đủ gây co giật và ức chế thần kinh trung ương.

Thành phần cồn có thể gây hạ đường huyết ở trẻ em. Riêng tinh dầu bạc hà trong dầu tắm có nguy cơ độc nhiều hơn. Nuốt phải lượng nhiều chất này sẽ gây buồn nôn, ói mửa và đau bụng, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Nếu trong thành phần có chứa chất bay hơi pulegone, chuyển hóa thành độc chất đối với gan và phổi, chỉ cần 5ml đủ xuất hiện triệu chứng ngộ độc và gây tử vong nếu nuốt đến 15ml. Các triệu chứng tổn thương gan và đau bụng cùng với rối loạn tri giác xuất hiện sớm.

Diễn tiến tụt huyết áp và toan chuyển hóa, nôn ói không cầm được, xuất huyết tiêu hóa và tiểu máu có thể xảy ra. Suy thận thường gặp sau khi uống lượng nhiều dầu chứa bạc hà.

Theo Dân trí, danh sách 12 loại hóa chất độc hại trong dầu gội/sữa tắm của trẻ

1. Parabens/ Paraben: có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố, viêm biểu bì da, có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương, hay giảm khả năng sinh sản ở nam.

2. Mineral oil: có thể khiến cho da giảm khả năng đào thải độc tố, có thể làm giảm chức năng phổi, gây nên một số dạng viêm phổi.

3. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol/ Ethylene Glycol: có thể làm suy giảm chức năng của các protein cấu trúc trong cơ thể.

4. Sodium Laurel Sulfate (SLS): có thể phá vỡ độ ẩm của da, gây khô da, lão hóa sớm và kích ứng da; có thể dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da và có thể kết hợp với hóa chất khác để trở thành nitrosamine, một chất gây ung thư.

5. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol: có thể sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

6. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/ TEA (Triethanolamine): có thể gây kích ứng mạnh ở da, mắt và các bệnh về viêm da tiếp xúc. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận. DEA đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

7. Phenoxyethanol: có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. 8. Triclosan: bị EPA xếp vào loại thuốc diệt côn trùng, có thể gây ung thư ở người.

9. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP): có thể tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới;

10. Quaternium -15: có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người, có thể gây viêm da nếu da nhạy cảm.

11. Fragrance: có thể gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản, có thể gây kích ứng da, lão hoá da.

12. Isopropyl alcoh: gây khô và lão hóa da, làm tăng các vết nhăn và vết thâm trên mặt.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Thuốc điều trị đau dây thần kinh số V
-3 Đau dây thần kinh số V
-4 Trẻ dễ béo phì nếu sử dụng thuốc kháng sinh trước 2 tuổi
-5 Trẻ uống sữa đúng cách sẽ tăng chiều cao?


Theo GDVN

Comments