Nguyên nhân và giải pháp giảm phù chân khi mang thai
(Giúp bạn)Chứng phù nề đôi bàn chân thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối. Có rất nhiều nguyên nhân gây phù chân ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân gây chứng phù chân ở bà bầu
Sự cản trở máu trở về tim: Theo Người đưa tin, khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
- Mặc đồ quá chật;
- Có thai và thai lớn;
- Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng;
- Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
- Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi;
- Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng;
- Dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
- Giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do: Bà bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bà bầu bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.
Hai yếu tố trên làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.
- Chế độ ăn ít kali: Vì Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm.
- Tiêu thụ nhiều caffein, ăn nhiều natri (muối), làm việc vất vả, đứng lâu, thời tiết nóng bức... cũng là nguyên nhân gây phù.
Khi nào có dấu hiệu cần nhập viện
Theo bác sĩ Nguyễn Chương chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo một số các triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Những giải pháp tránh phù nề
Bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày
Nếu bạn bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.
Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường.
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước
Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.
Ăn nhạt
Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.
Năng vận động
Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.
Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic… Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.
Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.
Tham khảo thuốc: S-Dicanci S-Dicanci có nguồn canxi được trích từ thiên nhiên. Thích hợp cho phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi cao, giúp tăng cường hệ xương cho trẻ đang phát triển, ngăn ngừa loãng xương cho người già. |
Tiến Khê
Theo GDVN