Stress có ảnh hưởng đến thai nhi không?

14:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Đối với phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp.

Stress ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi

Trang thông tin điện tử của Bệnh viện Từ Dũ cho biết, stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân như thất nghiệp, bất hòa trong gia đình, người thân bị bệnh nặng…  Đối với phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp,..

Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai. Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi.

Chẳng hạn như nghiên cứu của Vijai  P. Sharma về stress trong thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào, qua nghiên cứu ông kết luận: stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau. Theo Ian Spencer, stress có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai chậm phát triển.

Hậu quả của stress trên thai kỳ  đã được chứng minh:

- Sẩy thai.

- Thai dị tật bẩm sinh.

- Tăng nguy cơ sinh non.

- Thai chậm phát triển trong tử cung.

- Mẹ tăng nhịp tim.

- Tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sàn giật – Sản giật.

- Ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.

Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.

Cải thiện hiện tượng căng thẳng ở bà bầu

Theo Dr. Siobhan Dolan (2/2008), một chuyên gia tâm lý học:

- Ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.

Ăn uống cũng sẽ cung cấp cho bạn năng lượng bạn cần để có thể đối phó với stress, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức.

-1

(Ảnh minh họa)

- Nghỉ ngơi đầy đủ và khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi  ngủ.

- Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục các môn thích ứng với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục. Với sự tập luyện cơ thể thường xuyên giúp cho bạn có sức khỏe, làm việc tốt hơn và giảm stress.

- Thư giãn bằng cách nghe nhạc, du lịch, xem kịch hài…

- Tránh xa những yếu tố gây stress nếu có thể được.

- Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu bạn cảm thấy khó nói thì có đến đến với chuyên gia tâm lý, cha nhà thờ..Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp bạn cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức hàng ngày.

- Làm giảm khối lượng công việc của bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn đang làm việc quá nhiều trong một ngày, hãy chia sẻ nhiệm vụ cho những người khác.

- Khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện chăm sóc tiền sản, đảm bảo thai kỳ của  bạn đang tiến triển tốt.

Lịch khám thai cho mẹ bầu

Lần 1: Tuần thứ 5

- Theo Khám phá, tuần thai này cần  siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

- Siêu âm 2D

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Xét nghiệm máu (Tripple test)

-Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống canxi, sắt và magie B6

- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

- Siêu âm 2D

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

- Siêu âm 2D

- Khám thai, kiểm tra nội tiết

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

- Xét nghiệm máu, thử tiểu

- Làm thủ tục đăng ký đẻ

- Tiêm phòng uốn ván (AT1)

- Khám thai, siêu âm 2D

- Uống vi chất dinh dưỡng

- Uống canxi, sắt

- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

- Khám thai

- Thử tiểu

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm

- Tiêm phòng uốn ván (AT2)- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm

- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm

-Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng
-3 Những xét nghiệm cần thiết mẹ bầu cần biết khi khám tiền sản
-4 Làm sao khi bị nhiễm vi-rút Herpes?
-5 Những lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé

Theo GDVN

Comments