Những dấu hiệu bất thường khi mang thai
(Giúp bạn)Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai.
Ốm nghén nặng
Theo Người đưa tin, mẹ bầu buồn nôn và nôn nặng đến mức không ăn uống được. Cũng có thể chỉ là nghén thông thường nhưng cần điều trị để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có thể có nguyên nhân khác cần được xác định như thai đôi, chửa trứng.
Chảy máu âm đạo
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.
Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu chẳng may gặp tình huống này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
(Ảnh minh họa)
Thường xuyên khát nước và đi tiểu
Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, bệnh tiểu đường thường xảy ra phổ biến ở bà bầu do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu của căn bệnh này bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi. Thuốc thường hiếm được chỉ định điều trị cho bà bầu. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
Nôn
Có thể là đây là tình trạng nghén khi mang bầu nhưng nếu thai phụ nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Théo các bác sĩ, thai phụ đang bị mất nước, thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.
Thai nhi ít cử động hơn
Thai nhi trong bụng mẹ trở nên ít cử động hơn hẳn, có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.
Khi đó, bạn hãy uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, bạn nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3 của thai kỳ
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
Ra nước ối khi mang thai
Bạn cảm giác có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu. Đây có thể là bạn đang bị ra nước ối khi mang thai. Lúc này, bạn cần được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản.
Nhức đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong suốt giai đoạn 3 của thai kỳ
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước. Hiện tượng này do thai phụ bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Các bác sĩ khuyên các bà mẹ nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức và phải kiểm tra huyết áp ngay khi có các biểu hiện trên. Khi bạn được chăm sóc sức khỏe tiền sản tốt sẽ giúp phát hiện và kiểm soát được chứng tiền sản giật sớm.
Quá buồn phiền, chán nản
Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng, ở trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chụi hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình.
Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời. Bệnh trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.
Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Khi bà bầu bị chảy máu âm đạo kèm những cơn đau bụng, chuột rút, đau cổ tử cung thì rất có thể là triệu chứng của bệnh đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
Tham khảo thuốc: Nifin 100 Điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng. |
Tú Liên
Theo GDVN