Nhận diện những thói quen dễ dẫn đến tiêu tiền lãng phí

15:42 10/02/2014

(Giúp bạn)Rất nhiều người mắc phải thói quen tiêu tiền không có kế hoạch. Nhiều món đồ từng “yêu thích, khát khao” mua về rồi phải gia nhập “bộ sưu tập trưng bày bất đắc dĩ” mà không hề dùng đến.

Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau đây, có lẽ đã đến lúc nên hoạch định lại việc chi tiêu của mình nếu muốn có nhiều tiền tiết kiệm hơn.

  • 1

    Quá thường xuyên săn hàng giảm giá

    Bạn nghĩ mua được nhiều món hàng giảm giá nghĩa là sẽ tiết kiệm được tiền cho bản thân và gia đình. Thế là bạn thường xuyên dạo siêu thị, “chợ online” để lùng kiếm các mặt hàng giảm giá, các voucher ưu đãi. Có khi xuất phát điểm chỉ là một cuộc dạo chơi trong giờ rảnh rỗi nhưng chỉ kết thúc khi trên tay bạn đã lỉnh kỉnh hàng hóa hoặc vài chục cuộc gọi đặt hàng thành công. Thật ra đây là hình thức mua hàng tiết kiệm nhưng nếu khi bạn mua chỉ vì “ham rẻ” hay ngẫu hứng bất chợt thì nó không còn là tiết kiệm nữa vì không xuất phát từ nhu cầu sử dụng. Nếu có thói quen “dạo chợ” mỗi ngày này thì bạn nên dừng ngay và cần đắn đo hơn trước khi quyết định mua hàng.

    nhan-dien-nhung-thoi-quen-de-dan-den-tieu-tien-lang-phi-1

  • 2

    Mua hàng đã qua sử dụng

    Mua hàng đã qua sử dụng là một hình thức tiết kiệm trong thời bão giá. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào bạn cũng có thể mua đồ cũ. Với tâm lý “cũ người mới ta, cũ mới tiết kiệm”, bạn thường xuyên lùng tìm đồ cũ và kết quả phải tốn thêm hàng đống tiền để sửa chữa, làm mới chúng. Có khi món đồ bạn mua về dùng không lâu thì hoàn toàn hư hỏng.

    Bạn nên nhận diện được mặt hàng nào nên mua đồ cũ, mặt hàng nào không để lựa chọn đồ đạc thích hợp cho gia đình. Thật ra, những món đồ cũ với giá rẻ tuy hấp dẫn nhưng bản chất nó đã khấu hao phần hư hại do thời gian sử dụng và ít khi người bán có chế độ bảo hành cho món hàng. Bạn cần tính đến việc “ăn chắc, mặc bền” với những món đồ mới thì hơn, bởi chúng có chế độ bảo hành tốt, nguồn gốc rõ ràng và xét về lợi ích lâu dài có khi sẽ tiết kiệm hơn đồ cũ.

    nhan-dien-nhung-thoi-quen-de-dan-den-tieu-tien-lang-phi-2

    Hãy đắn đo cân nhắc trước khi mua sắm

  • 3

    Chạy theo số lượng

    Bạn thích số lượng hay chất lượng? Thay vì mua một chiếc áo với giá cao, bạn sẽ mua nhiều chiếc cộng lại mới bằng với mức giá đó? Chuyện nên hay không nên mua hàng trong trường hợp này là tùy vào nhu cầu của bạn và gia đình. Tuy nhiên, theo xu thế bán hàng hiện nay, nhà cung cấp thường “ép” khách hàng mua sỉ hàng hóa với nhiều phương cách mà nếu bạn không tỉnh táo sẽ rất dễ rơi vào ma trận này. Thường mức giảm giá, tặng quà, ưu đãi khi mua số lượng nhiều sẽ không lớn nên bạn cần xem xét nhu cầu tiêu dùng của mình để mua sắm cho thích hợp, tránh tiêu tiền bừa bãi.

  • 4

    Không có kế hoạch chi tiêu

    Chi tiêu có kế hoạch là một việc tuy dễ mà khó. Một kế hoạch mua sắm tốt và tuân thủ chặt chẽ theo những gì đã hoạch định sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí tiền bạc vào những món đồ bạn không cần. Có rất nhiều phần mềm giúp bạn chia nhỏ số tiền thu chi vào những khoản mục hợp lý hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần một cây bút và tờ giấy để vạch ra những gạch đầu dòng chi tiêu đã là một hành động tích cực cho túi tiền của bạn rồi.

    Một thực tế khác là dù bạn có kế hoạch chi tiêu đi chăng nữa nhưng vẫn rất khó khước từ những ham muốn bất ngờ như: một mẫu áo mới vừa ra mắt, nhãn hiệu mỹ phẩm bạn yêu thích đang giảm giá… Liệu bạn có nói không trước những “quyến rũ” này? Câu trả lời là nếu bạn lỡ “vung tay quá trán” tháng này, hãy nhanh chóng lấp chỗ trống vào tháng sau để quá trình thâm hụt không diễn ra nhé.

Comments