Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có nguy hiểm không?

14:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiễm trùng đường tiểu làm tăng tỷ lệ sinh non, thai nhẹ cân, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

Tổng quan nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo Sức khỏe và đời sống, hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đóng vai trò khác nhau trong việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Thận, gồm hai quả có hình hạt đậu nằm ở ổ bụng sau trên, lọc các chất thải từ máu.

Các ống niệu quản đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, ở đây nước tiểu được giữ lại cho đến khi bị tống ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Tất cả các thành phần này đều có thể bị nhiễm trùng, nhưng đa số nhiễm trùng là ở đường tiết niệu dưới - niệu đạo và bàng quang.

Thuật ngữ nhiễm trùng tiết niệu mô tả nhiễm trùng bắt đầu trong hệ tiết niệu. Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây đau và khó chịu. Chúng cũng có thể trở thành bệnh nặng nếu nhiễm trùng lan tới thận.Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao nhất.

-1

(Ảnh minh họa)

Trên thực tế, 1/5 số phụ nữ một lúc nào đó sẽ bị bệnh này và đa số sẽ bị không chỉ một lần. Phụ nữ trẻ, cũng như nam giới, cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu.

Các dạng nhiễm trùng tiết niệu khác nhau có tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc vào phần của đường tiết niệu bị bệnh, bao gồm:

-  Viêm thận bể thận. Đây là nhiễm trùng ở thận, xảy ra khi nhiễm khuẩn lan từ bàng quang tới thận và niệu quản.

- Viêm bàng quang. Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang.

-  Viêm niệu đạo. Viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiểu thai kỳ có nguy hiểm?

Theo Phụ nữ Online, nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, có thể ở dạng nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng đến nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng.

Đáng nói là nhiễm trùng đường tiểu làm tăng tỷ lệ sinh non, thai nhẹ cân, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

Trong đó, khoảng 15-45% nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng sẽ tiến triển thành viêm thận-bể thận; nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, gây tổn thương thận khó phục hồi, cao huyết áp, thiếu máu…

Chính vì sự nguy hiểm như vậy nên thai phụ cần được tầm soát nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nên tầm soát ở thời điểm 12-14 tuần hoặc ở lần khám thai đầu tiên sau thời điểm trên.

Đặc biệt, với những nhóm thai phụ nguy cơ cao (bất thường đường tiết niệu, sỏi thận, hồng cầu liềm, sinh non, đái tháo đường) cần phải được theo dõi kỹ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ cao hơn nam giới
-3 Những món ăn ngon miệng chữa chứng biếng ăn ở trẻ
-4 Phòng ngừa rối loạn trí nhớ
-5 Hậu quả của việc nhịn tiểu nhiều

Theo GDVN

Comments