Những biến chứng nguy hiểm của chửa trứng

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Chửa trứng nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết, ung thư tế bào nuôi.

Triệu chứng của chửa trứng

Theo Khám phá, việc chửa trứng có thể được phát hiện không máy khó khăn và bạn có thể dựa vào các biểu hiện như sau:

- Ốm nghén nặng: có biểu hiện nôn và buồn nôn hầu như suốt cả ngày, có thể bị  phù, huyết áp cao và protein liệu giống tình trạng của nhiễm độc thai nghén.

- Ra máu: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ bị ra máu (thường là màu nâu đen hoặc đỏ), thậm chí ra dai dẳng hoặc chảy máu ồ ạt dẫn đến thiếu máu.

- Tử cung to: Qua siêu âm có thể tử cung thai phụ to hơn bình thường, không tương xứng với tuổi thai, mềm và đặc biệt thấy hình lỗ chỗ trong khối nhau như hình ảnh tuyết rơi. Siêu âm cũng không phát hiện âm vang thai trong tử cung và không thấy phôi thai, tim thai. Bụng thai phụ to nhanh.

-1

(Ảnh minh họa)

- Khám âm đạo: Nếu bác sĩ tiến hành khám âm đạo và phần phụ  có thể thấy nhân di căn âm đạo (kích thước bằng khoảng ngón tay), màu tím sẫm, dễ vỡ, gây chảy máu và có thể thấy nang hoàng tuyến mọng, dễ di động ở 1 trong 2 bên buồng trứng.

- HCG tăng cao: Xét nghiệm nước tiểu thấy nồng độ HCG tăng rất cao, trên 30.000 đơn vị.

Biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe và đời sống cho biết, trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm như suy dinh dưỡng, mất máu, sảy thai trứng gây băng huyết hoặc thủng tử cung do thai trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung.

Một biến chứng ác tính nguy hiểm nữa của chửa trứng là ung thư tế bào nuôi (chiếm khoảng 10% - 30% các ca chửa trứng). Ung thư tế bào nuôi thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến các phủ tạng khác của cơ thể, khiến điều trị rất khó khăn.

Do đó khi đã xác định chửa trứng cần phải nạo hút thai trứng càng sớm càng tốt. Riêng đối với những phụ nữ trên 40 tuổi, hoặc đã có đủ con không muốn có con nữa thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung để làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư tế bào nuôi.

Sau khi nạo hút thai trứng thì bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng chỉ định tái khám của bác sĩ. Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có thai, chỉ sau khoảng hai năm theo dõi mà không thấy có biến chứng gì thì mới nên có thai lại.

Cụ thể:

- Băng huyết: sảy trứng gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

- Thủng tử cung: trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu ổ bụng.

- Ung thư: Ung thư tế bào nuôi phần thai và lây sang mẹ. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

Có một số trường hợp sau khi bị điều trị thành công ung thư mô trung sản vẫn có thể có con như bình thường.

Những yếu tố gây nguy cơ ác tính (ung thư mô trung sản):

- Kích thước tử cung trước khi nạo to hơn tuổi thai 20 tuần.

- Có 2 nang hoàng tuyến to ở hai bên buồng trứng.

- Nồng độ HCG tăng rất cao.

- Có biến chứng của thai trứng như nhiễm độc thai nghén hay cường tuyến giáp.

- Chửa trứng trở lại.

Tham khảo thuốc: Viên bổ não

Viên Bổ Não giúp tăng cường trí nhớ, giúp trí não minh mẫn và nhanh nhẹn, tăng khả năng chống lại stress, cải thiện tình trạng hay quên, ngủ gà ngủ gật, kém tập trung, suy nhược, chóng mặt, đau đầu.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Cách xử lý khi bị nhức mỏi mắt
-3 Nguy hại từ việc nấu nướng bằng lò vi sóng
-4 Thuốc điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
-5 Đậu nành không giúp ngăn ngừa loãng xương?

Theo GDVN

Comments